Visa thị thực là gì? Tìm hiểu về các loại Visa - Allavida

Visa thị thực là gì? Tìm hiểu về các loại Visa

Tải về Bản in

Visa thị thực là gì? Làm sao để xin được visa?

Visa là gì, có những loại visa nào? Làm thế nào để xin được visa, đây là một trong các câu hỏi thường gặp của rất nhiều người. Để giải đáp những thắc mắc này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Allavida.org để tìm hiểu thêm về visa và cách sử dụng cũng như phân biệt các loại visa nhé.

Khi bạn ở Việt Nam, có bất cứ vấn đề phát sinh thì giấy tờ tùy thân bắt buộc phải có là chứng minh thư. Nhưng khi ra nước ngoài, các quốc gia trên thế giới không công nhận chứng minh thư. Giấy tờ tùy thân bắt buộc phải có và được mọi quốc gia công nhận là hộ chiếu. Tuy nhiên, hộ chiếu chỉ là điều kiện cần để xuất nhập cảnh. Còn điều kiện đủ là Visa thị thực. Vậy visa thị thực là gì? Tại sao phải xin visa? Cách xin visa như thế nào?

Visa thị thực là gì?

“Visa” là từ tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt là thị thực. Khi làm việc với Đại sứ quán thường sử dụng tiếng Anh nên dần dần người ta quen gọi visa thay cho từ thị thực

Visa thị thực là một loại giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền thường là đại sứ quán hoặc lãnh sự của một nước cấp. Theo đó chấp thuận cho người sở hữu được phép xuất nhập cảnh vào nước đó với số lần nhập cảnh và thời gian nhập cảnh tối đa tương ứng với loại visa được cấp.

Visa thị thực chỉ là giấy tờ phổ biến cho phép nhập cảnh. Ngoài visa còn có các loại giấy tờ khác cho phép nhập cảnh. Tiêu biểu là giấy thông hành và thẻ APEC.

Giấy thông hành là gì?

Giấy thông hành là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cấp cho công dân nước khác. Theo đó, công dân đó có thể dùng giấy thông hành để xuất nhập cảnh nước cấp giấy thông thành với thời gian nhập cảnh nhất định.

Giấy thông hành cũng có những tên gọi khác nhau tùy quốc gia. Nhưng bản chất là giống nhau. Thường cấp cho các công dân nước láng giềng cư trú sát biên giới. Hoặc theo một chính sách miễn visa có điều kiện.

Thẻ APEC là gì?

Thẻ APEC tên đầy đủ tiếng Anh là Asia-Pacific Economic Cooperation Business Travel Card. Viết tắt là ABTC. Là thẻ dành cho doanh nhân các nước trong khối APEC. Doanh nhân sở hữu thẻ APEC có quyền xuất nhập cảnh tất cả các nước trong khối APEC mà không cần xin visa trong vòng 5 năm.

Xem thêm  Miễn nhiệm là gì? Quy trình miễn nhiệm các chức danh

Khối APEC tên tiếng việt đầy đủ là “Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương”. Bao gồm 19 nước thành viên và 2 thành viên trong giai đoạn chuyển tiếp:

5 nước Châu Mỹ: USA, Canada, Mexico, Chile, Peru.

3 nước Châu Úc: Australia, New Zealand, Papua New Guinea.

12 nước Châu Á: Brunei, China, Hong Kong, Indonesia, Japan, Korea, Malaysia, Philippins, Singapore, Thailand, Taiwan, Vietnam.

1 nước Châu Âu: Russia.

19 nước thành viên khối Apec: Brunay, Chile, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Mexico, New Zealand, Nga, Nhật Bản, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Úc. Và 2 thành viên trong giai đoạn chuyển tiếp là Mỹ và Canada.

Vì sao phải xin visa thị thực?

Cuộc khủng khoảng di cư nổ ra ở Châu Âu năm 2016 và hệ quả của nó đã được báo chí đăng tải liên tục. Tuy nhiên, đó chỉ là mặt nổi của một tảng băng chìm.

Nạn di cư bất hợp pháp, lao động bất hợp pháp luôn là vấn đề nhức nhối của các nước phát triển. Người dân ở các nước có nền kinh tế đang phát triển tìm mọi cách để sang nước phát triển, và trốn ra ngoài lao động bất hợp pháp. Bởi vì mức thu nhập ở các nước phát triển rất cao, gấp nhiều lần so với nước họ. Hoặc tình hình an ninh chính trị xã hội bất ổn ở các nước trên khắp thế giới cũng khiến nạn di cư bất hợp pháp ngày càng gia tăng.

Họ không chỉ đi bằng đường vượt biên bất hợp pháp đầy mạo hiểm. Họ chọn giải pháp an toàn hơn bằng cách xin visa du lịch, du học, công tác, lao động… để đặt chân đến nước phát triển hoặc ổn định hơn. Rồi từ đó trốn ra ngoài và ở lại. Vì vậy, việc xét duyệt visa ngày càng trở lên chặt chẽ hơn. Để xác định đúng người, đúng mục đích đã khai trong hồ sơ visa.

Xem thêm  Quốc tang là gì? Quy định pháp luật về tổ chức quốc tang

Bản chất việc xét duyệt hồ sơ visa là để xem người xin visa có đúng mục đích không. Mỗi nước có thể chế chính trị, mức độ phát triển kinh tế, tình hình an ninh khác nhau. Thông qua việc xét duyệt visa có thể từ chối các đối tượng hạn chế nhập cảnh tùy theo chính sách của nước đó. Và từ chối các đối tượng xin visa không đúng mục đích.

Có những loại visa nào?

Có nhiều cách phân loại visa nhưng chủ yếu là phân loại theo mục đích và theo thời gian nhập cảnh. Tùy theo mỗi nước, mà có cách phân loại khác nhau và tên gọi loại visa khác nhau dựa vào cách phân loại đó.

Phân loại visa theo mục đích xin visa: Visa định cư; Visa du lịch; Visa công tác; Visa thăm thân; Visa thương mại, thương vụ, kinh doanh; Visa khám chữa bệnh; Visa lao động; Visa du học

Phân loại visa theo số lần nhập cảnh: Visa nhập cảnh 1 lần; Visa nhập cảnh nhiều lần

Phân loại visa theo thời hạn visa: Visa ngắn hạn; Visa dài hạn

Một số loại visa đặc biệt: Visa Schengen, Visa on arrival

Visa schengen là gì?

Visa schengen là loại visa chung của 26 quốc gia trong khối Schengen. Sở hữu visa này, bạn được tự do đi lại giữa các quốc gia trong khối mà không phải xin visa riêng lẻ từng nước. Khối Schengen bao gồm 26 nước Châu Âu sau:

26 nước schengen

Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Đức, Estonia, Hà Lan, Hungary, Hy Lạp, Latvia, Iceland, Litva, Liechtenstein, Luxembourg, Malta, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Slovakia, Slovenia, Ý

Trong đó ở Việt Nam có 5 Đại sứ quán là Đức, Hà Lan, Italia, Pháp và Tây Ban Nha cấp visa Schengen cho người du lịch tự túc. Nước nào bạn đến đầu tiên hoặc nước nào bạn ở lâu nhất thì bạn xin visa Schengen ở nước đó. Thời hạn visa Schengen tối đa 180 ngày. Thời gian lưu trú tối đa 90 ngày. Có thể nhập cảnh nhiều lần.

Visa on arrival là gì?

Visa on arrival là loại visa được cấp tại sân bay. Với những nước cấp loại visa này, bạn chỉ việc bay đến sân bay quy định. Sau khi xuất trình hộ chiếu còn hạn, vé máy bay khứ hồi hoặc sang nước thứ ba, bạn sẽ được cấp visa và đóng phí ngay tại sân bay.

Xem thêm  Countdown là gì? Các địa điểm tổ chức Countdown 2021

Làm sao để xin visa thị thực

Tùy thuộc vào chính sách visa thị thực của một quốc gia. Có các cách xin visa thị thực như sau

Miễn visa: không phải xin visa. Một số nước miễn visa với người Việt Nam trong một thời hạn nhập cảnh nhất định. Bạn chỉ cần cầm hộ chiếu là có thể xách ba lô lên và đi.

Visa on arrival. Với những nước cấp visa on arrival, bạn không phải xin visa thị thực trước. Mọi thủ tục cấp visa thị thực sẽ thực hiện tại sân bay.

Landing visa: cấp thị thực tại cửa khẩu. Thủ tục cấp visa sẽ được thực hiện tại cửa khẩu. Bạn có thể xin visa trước tại Đại sứ quán, Tổng lãnh sự hoặc làm thủ tục ngay tại cửa khẩu khi nhập cảnh.

Visa online: làm thủ tục online. Úc, Canada là các nước xét duyệt visa online. Mọi quá trình từ gửi hồ sơ, nhận phản hồi và kết quả đều thông qua internet.

Cấp visa trực tiếp tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự. Hầu hết các nước đều cấp visa thông qua hình thức này. Việc bạn cần làm là liên hệ Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự để chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục xin cấp visa.

Một số nước sử dụng một công ty trung gian để tư vấn, tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ visa. Tiêu biểu là VFS Global,TLScontact và BLS International. VFS Global được ủy quyền của Anh, Áo, Bỉ, Canada, Croatia, Đan Mạch, Faroe Islands, Greenland, Iceland, Hà Lan, Lithuania, Na Uy, New Zealand, Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan, Ý và Úc. TLScontact được ủy quyền của Pháp (Malta, Estonia) và Thụy Sĩ. Còn BLS Internatinonal được ủy quyền của Tây Ban Nha.

Trên đây là một số chia sẻ của Allavida.org về các loại visa thị thực cũng như cách xin visa thị thực. Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung hữu ích khác về visa nếu như bạn đang có ý định đi du lịch hay xuất cảnh.

  • Đơn xin nghỉ phép đi làm Visa
  • Hướng dẫn điền tờ khai xin Visa Trung Quốc
  • Mẫu Đơn xin visa DS-160
  • Kinh nghiệm xin Visa Đài Loan trong 2 phút

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời