Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi? Vì sao nói gãy xương liên quan đến lứa tuổi - Allavida

Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi? Vì sao nói gãy xương liên quan đến lứa tuổi

Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi? Khả năng gãy xương liên quan đến độ tuổi. Lí do của hiện tượng này là gì? Cùng Allavida.org tìm hiểu nhé.

1. Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

Khả năng gãy xương liên quan đến độ tuổi vì:

Vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. ở người lớn, lượng cốt giao giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy. Còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lựong cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

=> Nói khả năng gãy xương liên quan đến độ tuổi do cấu tạo thành phần xương khác nhau ở mỗi độ tuổi, từ đó tính chất của xương cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Ở trẻ em chưa thành niên, cấu trúc xương còn chưa chắc và rất dễ gặp phải tổn thương nếu chịu những tác động vật lý lớn từ bên ngoài gây xô lệch cấu trúc và gãy xương.
  • Ở những người già cao tuổi, lượng Canxi trong xương dần bị giảm, thành phần của xương lcus này chủ yếu là các muối vô cơ khiến xương giòn và dễ gãy. Đặc biệt những người cao tuổi thường hay mắc các bệnh về đau nhức xương khớp hoặc tê bì chân tay cũng một phần bị ảnh hưởng bởi các chất này.
  • Ở tuổi vị thành niên và lứa tuổi thanh thiếu niên là lúc các cấu trúc bắt đầu hình thành một cách vững chắc. Đây được coi là thành trì mang lại sức khỏe xương dẻo dai và đàn hồi hơn. Tình trạng gãy xương cũng có thể ít gặp hơn trừ những trường hợp bị tai nạn nghiêm trọng. Còn đối với trường hợp gãy xương nhẹ hoặc trật khớp sẽ nhanh lành lặn hơn so với người ở các lứa tuổi khác.

2. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương chúng ta có nên nắn lại chỗ xương gãy không?

Nếu trên đường đi chúng ta gặp người bị tai nạn gãy xương thì phải xử lý thế nào cho đúng? Có nên nắn lại xương gãy trong lúc chờ cấp cứu không?

Xem thêm  Ấu trĩ là gì? Nghĩ của từ ấu trĩ

Khi gặp người bị gãy xương, chúng ta tuyệt đối không nên tự ý nắn lại đoạn xương bị gãy. Bởi vì chúng ta không có chuyên môn, không được đào tạo, huấn luyện về sơ cứu, chấn thương chỉnh hình, nếu nắn lại chỗ xương gãy sẽ khiến cho chỗ xương gãy bị xô lệch, trở nên nghiêm trọng hơn và có thể đâm vào mạch máu, thịt, khiến người bị tai nạn càng thêm đau đớn.

=> Do vậy, khi gặp người tai nạn gãy xương, chúng ta không nắn lại chỗ xương gãy mà giữ nguyên tư thế của người đó và gọi cấp cứu ngay.

3. Nguyên nhân dẫn đến gãy xương

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy xương như sau:

Hầu hết gãy xương đều do chấn thương, do lực uốn bẻ (hoặc xoắn vặn) trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên như: té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động…

Nhưng cũng có trường hợp gãy xương tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh lý như: loãng xương, lao xương, u xương ác tính, viêm xương tủy…

Gãy xương còn do hoạt động quá nhiều. Khi cơ thể hoạt động quá nhiều dẫn đến cơ bắp chịu nhiều áp lực lên xương, gây gãy xương. Gãy xương do mệt mỏi căng thẳng thường xảy ra phổ biến ở các vận động viên.

AllAvida vừa gửi đến bạn đọc lí do tại sao nói khả năng gãy xương liên quan đến độ tuổi; cách xử lý khi gặp tai nạn gãy xương và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xương bị gãy. Qua đó chúng ta thấy, ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cấu tạo của cơ thể không giống nhau sẽ dẫn đến những tình trạng cơ thể khác nhau.

Xem thêm  Bao lâu được bán được 1 tỷ gói mè là gì?

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Allavida.org

Các bài viết liên quan:

  • Hiện tượng uốn cong hình chữ S của xương cột sống ở người có ý nghĩa thích nghi thế nào?
  • Sự khác nhau giữa xương tay và chân
  • Ở xương dài màng xương có chức năng gì?

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời