Vạch xương cá là gì? - Allavida

Vạch xương cá là gì?

Vạch xương cá là gì? Đè vạch xương cá có bị xử phạt không? Đây là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm trong thời gian gần đây. Sau đây là một số thông tin chi tiết về vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi vạch xương cá Hoatieu xin chia sẻ để bạn đọc cùng tham khảo.

  • 66 loại biển báo cấm từ 1/7/2020

Mới đây trên các diễn đàn đã xuất hiện 1 đoạn video đoạn đường vạch xương cá “bẫy” các phương tiện gây xôn xao. Vậy vạch xương cá dùng để làm gì, và các cơ quan chức năng giải đáp như thế nào về đoạn vạch xương cá xuất hiện trong video? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

1. Vạch xương cá là gì?

Vạch xương cá là cách người dân thường gọi Vạch 4.2: vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được quy định tại Phụ lục G QCVN 41:2019/BGTVT.

Ý nghĩa của vạch xương cá:

Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Xem thêm  Cách đăng ký cuộc thi học và làm theo Bác 2021 Hướng dẫn đăng ký cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh

Như vậy, tương tự như vạch kẻ liền, người tham gia giao thông không được dừng đỗ xe, hay đi đè lên vạch xương cá.

2. Mức xử phạt lỗi đè vạch xương cá

Trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định, đi đè lên vạch xương cá sẽ bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Mức phạt được quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng + Tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông

Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng + Tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

3. Giải đáp của CSGT về clip đăng trên Tiktok bóc mẽ đoạn đường vạch xương cá

Theo đoạn clip cho thấy, một chiếc xe máy lưu thông trên đường QL có vạch xương cá nối liền vào phần đường dành cho xe máy trước đó và bên trái là vạch kẻ liền. Trường hợp này, người đi xe máy tiếp tục đi thẳng thì mắc lỗi đè vạch xương cá; còn nếu đi sang làn bên trái để né vạch xương cá thì sẽ mắc lỗi đè vạch kẻ liền.

Sau khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội tình huống giao thông này đã lập tức gây sốt, thu hút hàng triệu lượt xem và bình luận. Nhiều người bức xúc cho rằng vạch kẻ như vậy là bất hợp lý, không khác gì đánh đố và gài bẫy người đi đường.

Xem thêm  Trùng roi có hình dạng thế nào? Trùng roi sống ở đâu?

Để giải đáp thắc mắc này, lãnh đạo Đội CSGT số 5 (Công an TP Hà Nội) đã thông tin trên Dân Trí và cho hay, phía đội đã nắm được thông tin về đang tiến hành kiểm tra lại. Trên cơ sở đó sẽ tổ chức lại vạch kẻ đường. Khu vực này trước đó xảy ra tai nạn nên tổ công tác của đội chỉ đứng đó để hướng dẫn người tham gia giao thông, không xử phạt.

Xét về luật, nếu phương tiện dừng xe trên vạch xương cá hoặc đi xe qua vạch xương cá không đúng quy định thì người điều khiển xe motor, xe gắn máy sẽ bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với lỗi này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông khi phạm lỗi này, thì người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Allavida.org.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời