Trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay? Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2021 - Allavida

Trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay? Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2021

Trình bày và phân tích các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay là câu hỏi tự luận trong cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021. Mời các bạn tham khảo để hoàn thành cuộc thi với kết quả cao nhất.

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo.

Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng 2021

Các giai đoạn phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở nước ta từ năm 1945 đến nay

– Hiến pháp luôn có vai trò rất quan trọng trong lịch sử phát triển của đất nước, của nhà nước và pháp luật.

– Hiến pháp là văn bản chính trị – pháp lý tổng kết một giai đoạn lịch sử nhất định và mở ra một giai đoạn phát triển mới của quốc gia, của dân tộc.

– Trong hệ thống pháp luật của quốc gia, Hiến pháp là luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.

– Cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại xóa bỏ chế độ thực dân – phong kiến, lập nên chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân non trẻ vừa ra đời đã phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là: Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Nhận rõ tầm quan trọng của Hiến pháp, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời vào ngày 3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị sớm tổ chức tuyển cử và xây dựng Hiến pháp nhằm trước hết ban bố quyền dân chủ của nhân dân và hợp thức hóa chính 2 quyền do nhân dân lập nên sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Người nói: “Trước ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tháng Tám năm 1945 nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại xóa bỏ chế độ thực dân – phong kiến, lập nên chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân non trẻ vừa ra đời đã phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này là:

Bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ, chỉ trong một thời gian rất ngắn. Nhà nước Việt Nam đã ban hành 479 văn bản pháp luật, trong đó có 243 sắc lệnh, 172 nghị định, 46 thông tư và 12 văn bản khác. Ngày 19/11/1946 Quốc hội khoá I thông qua Hiến pháp năm 1946 – bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam được xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với Hiến pháp năm 1946, nhân dân ta đã có cơ sở hiến định để được hưởng các quyền tự do dân chủ, được tham gia tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 1946 đã củng cố nền độc lập vừa giành được, hợp thức hóa chính quyền mới. Đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để nhân dân ta tiến hành công cuộc kháng chiến, kiến quốc tiếp đó. Sau khi Hiến pháp năm 1946 ra đời, hệ thống pháp luật nước ta tuy trong hoàn cảnh chiến tranh vẫn có một bước phát triển mới. Các lĩnh vực luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình sự tiếp tục có sự phát triển. Và điều đặc biệt là trong hoàn cảnh thời chiến nhưng các lĩnh vực pháp luật kinh tế và pháp luật lao động vẫn được quan tâm phát triển.

Giai đoạn từ cuối năm 1954 đến trước khi ban hành Hiến pháp năm 1959.

Xem thêm  Sa Đéc (Đồng Tháp) nổi tiếng với làng nghề nào? Làng nghề nổi tiếng của Sa Đéc

Đây là thời kỳ miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và bước vào khôi phục kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Trong thời kỳ này Nhà nước ta đã ban hành 8 đạo luật, 30 sắc lệnh, 70 nghị định, 36 nghị quyết, 60 quyết định, 920 thông tư, 97 chỉ thị và 74 văn bản có tính pháp quy khác. Ngày 31/12/1959 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới để ghi rõ những thắng lợi cách mạng to lớn đã giành được trong thời gian qua và nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta trong giai đoạn mới. Hiến pháp năm 1959 quy định chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta; quy định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước, quyền và nghĩa vụ của công dân, nhằm phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nước nhà, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc. Giai đoạn 1960 – 1975 chủ yếu tập trung vào một vài lĩnh vực sau đây:

– Thứ nhất, ban hành các văn bản về bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội động nhân dân như Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1960 và Pháp lệnh về thể lệ Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp năm 1961

– Thứ hai, ban hành các luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước như Luật Tổ chức Quốc hội năm 1960, Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ năm 1960, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 1960, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp năm 1962;

– Thứ ba, ban hành các luật về nghĩa vụ quân sự như Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1960 Luật sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự (năm 1962 )và Luật sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự (năm 1965).

– Thứ tư, ban hành các pháp lệnh về trừng trị một số tội như Pháp lệnh Trừng trị các tội phản cách mạng ngày 20/10/1967, Pháp lệnh Trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970.

Xem thêm  Mùng 5 tháng 5 Âm là ngày mấy Dương lịch 2021? Tết Đoan ngọ là ngày nào dương lịch

Giai đoạn từ năm 1976 đến trước thời điểm ban hành Hiến pháp năm 1980

Tháng 7/1976 nước ta thực hiện sự thống nhất về mặt Nhà nước. Từ năm 1976 đến trước khi Hiến pháp năm 1980 được thông qua Nhà nước ta đã ban hành trên 800 văn bản pháp luật, trong đó có một luật, 3 pháp lệnh. 532 văn bản của Chính phủ, 241 văn bản của các Bộ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ. Ngày 18/12/1980 Hiến pháp mới đã được Quốc hội thông qua. Năm 1986, tại Đại hội lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam chính thức tuyên bố việc đề ra và thực hiện đường lối đổi mới ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới cần sửa đổi Hiến pháp năm 1980. Trong bối cảnh đó Hiến pháp năm 1992 đã ra đời. Cũng như các hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1992 quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.

Tuy nhiên, trong nội dung của bản Hiến pháp này có nhiều điểm mới. Hiến pháp năm 1992 khẳng định: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước tôn trọng quyền con người, quyền công dân; Nhà nước ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước đã được Hiến pháp năm 1992 điều chỉnh theo hướng hợp lý hơn, thực quyền hơn. Một thành tựu nổi bật trong hoạt động lập pháp trong giai đoạn này là việc thông qua Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta dưới chính thể mới vào năm 1995. Sự phát triển của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ tương ứng với mỗi thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam, Nhà nước Việt Nam. Trong mỗi thời kỳ đó, sự phát triển của pháp luật bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như hoàn cảnh kinh tế – xã hội, sự nhận thức của Đảng và Nhà nước về vai trò của pháp luật, sự hiện diện của một đội ngũ chuyên gia pháp luật, nhu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế, những giai đoạn pháp luật có sự phát triển nhanh chóng như giai đoạn 1945 – 1950 và giai đoạn hiện nay là do các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nhận thấy rõ vai trò của pháp luật trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã, hội; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tập hợp được một đội ngũ chuyên gia pháp lý có trình độ để xây dựng các văn bản pháp luật.

Những năm 45 – 46 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta quan tâm xây dựng hiến pháp, pháp luật là để tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho nước Việt Nam non trẻ có tiếng nói công khai, hợp pháp trên trường quốc tế. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta quan tâm và coi trọng hoạt động xây dựng pháp luật là để tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế vì lợi ích của quốc gia và toàn thể nhân dân Việt Nam. trong mọi thời kỳ hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước ta đều quan tâm đặc biệt đến việc tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Xem thêm  Phân tích Tôi đi học Phân tích truyện ngắn Tôi đi học

Trong những năm 1945-1950 nước ta có được đội ngũ chuyên gia được đào tạo trong chế độ cũ nhưng có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc được cách mạng giao. Hiện nay, chúng ta có được một đội ngũ chuyên gia được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Riêng trong những năm trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, Nhà nước ta ít quan tâm đến việc đào tạo các chuyên gia pháp lý và điều đó đã ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động xây dựng pháp luật trong thời ký đó cũng như sau này, những năm nước ta theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp (1960 – 1985), pháp luật Việt Nam rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển. Ngoài ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung thời kỳ đó pháp luật nước ta còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh thời chiến. Nhiều quan hệ xã trong thời gian đó bị hành chính hoá cho nên không cần hoặc ít cần đến sự điều chỉnh của pháp luật. Mặt khác, khi đó vai trò của đường lối, chính sách của Đảng, của các cơ quan tuyên huấn, tuyên truyền là rất quan trọng trong việc quản lý xã hội. Nhiều phong trào của các tầng lớp nhân dân được khơi dậy và cổ vũ có tác dụng vô cùng to lớn trong đời sống xã hội.

Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường theo đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam có sự phát triển rất nhanh chóng cả về mặt số lượng và chất lượng. Hệ thống pháp luật Việt Nam hầu như đã bao quát được toàn bộ các quan hệ xã hội, các hành vi xã hội cần sự điều chỉnh của pháp luật từ tổ chức quyền lực nhà nước, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đến quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, thương mại, sở hữu trí tuệ, tài chính, ngân hàng, đất đai, môi trường và các quan hệ liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội. Có thể thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng phát triển cân đối hơn, hài hoà hơn và đồng bộ hơn.

Mời các bạn tham khảo thêm đáp án các cuộc thi khác trên chuyên mục Tài liệu của Allavida.org.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời