Tổng hợp các chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN 2022 Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN - Allavida

Tổng hợp các chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN 2022 Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Trong doanh nghiệp phát sinh rất nhiều khoản chi phí với những mục đích chi khác nhau theo từng lĩnh vực hoạt động. Có rất nhiều loại chi phí sẽ được loại trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Bài viết này sẽ đi phân tích chi tiết từng khoản chi phí cụ thể để các bạn làm kế toán nắm được khoản nào được trừ vào khoản nào không được trừ khi tính thuế TNDN. Mời các bạn tham khảo.

1. Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là gì?

Chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi trợ cấp…, không thuộc nhóm chi phí không được trừ khi xác định thuế TNDN và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Kế toán doanh nghiệp cần phân biệt rõ chi phí kế toán và chi phí được trừ khi tính thuế, cụ thể:

  • Chi phí kế toán là các khoản chi phí được hạch toán phản ánh sổ sách bình thường, dù chi phí đó có được trừ hay không khi quyết toán thuế TNDN
  • Chi phí được trừ khi tính thuế là chi phí khi tính thuế TNDN, kế toán phải xác định xem khoản chi phí đó có đáp ứng đủ điều kiện để đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN hay không.

2. Các chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN 2022

(Theo điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung theo Thông tư 25/2018/TTBTC), quy định cụ thể như sau:

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, DN được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Xem thêm  Hồ sơ xin việc giáo viên 2021 gồm những gì? Hồ sơ xin việc làm giáo viên

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Nghĩa là:

– DN được trừ mọi khoản chi phí nếu: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đầy đủ có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

– Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, DN chưa thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

+) Nếu khi thanh toán không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Ví dụ: Tháng 8 năm 2021 Cty K có hóa đơn và giá trị ghi trên hóa đơn là 30 triệu đồng nhưng chưa thanh toán. Trong kỳ tính thuế năm 2021, Cty đã tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Xem thêm  Dựa vào câu chuyện Chú đỗ con viết 2 - 3 câu về hành trình hạt đỗ trở thành cây đỗ Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2

– Sang năm 2022, Cty thực hiện thanh toán bằng tiền mặt => Do vậy Cty phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kỳ tính thuế năm 2022).

– Trường hợp DN có hóa đơn đầu vào in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn;

+) Nếu hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì DN căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

+) Nếu hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì DN căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT như sau:

“Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).”

Xem thêm  Vòng 1/8 bóng đá là gì? Thế nào là vòng 1/8 bóng đá?

Ví dụ: Công ty kế toán K có hóa đơn đầu vào giá trị là 20 triệu nhưng thanh toán bằng tiền mặt: 5tr, thanh toán chuyển khoản: 15tr.

=> Như vậy Cty chỉ được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN là: 25tr.

Còn phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là: 5tr sẽ không được khấu trừ thuế GTGT và tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

(Xem thêm tại Công văn 4131/CT-TTHT ngày 02/06/2014 của Cục thuế HCM)

“Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.

Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.”

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác mục Hỏi đáp pháp luật.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời