Tội làm nhục người khác là gì? Làm nhục người khác bị xử lý thế nào? - Allavida

Tội làm nhục người khác là gì? Làm nhục người khác bị xử lý thế nào?

Tội làm nhục người khác là gì? Tội làm nhục người khác được quy định thế nào trong Bộ luật Hình sự? Cùng Allavida.org tìm hiểu nhé.

1. Tội làm nhục người khác là gì?

Nhắc đến “tội” là nhắc đến tội danh, chỉ có Bộ luật Hình sự mới quy định về các tội danh và tội phạm.

Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

Xem thêm  Top 10 viết một đoạn văn ngắn kể về buổi đầu tiên em đi học Kể lại buổi đầu tiên em đi học

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

=> Làm nhục là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Hành vi này chỉ bị xử lý hình sự khi gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc đánh giá hành vi này có nghiêm trọng hay không thì các cơ quan Tư pháp phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như hành vi cụ thể, tác động xã hội, đạo đức xã hội…phản ứng của dư luận…

2. Làm nhục người khác bị phạt bao nhiêu?

Làm nhục người khác chưa nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

3. Làm nhục người khác phải bồi thường thiệt hại

Bên cạnh đó, người có hành vi làm nhục người khác sẽ phải bồi thường thiệt hại cho hành vi của mình theo quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015:

Xem thêm  Kế hoạch giảm tải Mỹ thuật lớp 2 sách Kết nối tri thức theo công văn 3969 Nội dung điều chỉnh Âm nhạc lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

AllAvida vừa gửi đến bạn đọc cấu thành tội làm nhục người khác và các quy định về xử lý hành vi làm nhục người khác. Mỗi công dân đều được nhà nước bảo vệ thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Các hành vi làm nhục người khác dù ở mức độ nào đều là hành vi vi phạm.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Làm căn cước công dân online
  • Bị đánh ghen có kiện được không?

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời