Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo - Allavida

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo? Tỉa chân nhang ban thờ cần lưu ý những gì? Đây đều là các câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm khi mà lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp đang đến rất gần. 

  • Văn khấn cúng ông Táo – Bài khấn ông Công ông Táo

Rút chân nhang (tỉa chân hương) hay bao sái ban thờ cuối năm là những công việc quan trọng của các gia đình để chuẩn bị đón Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022. Vậy rút chân nhang vào ngày nào hay ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2022 là gì? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để biết thêm chi tiết.

1. Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Theo truyền thống của người Việt Nam, bát hương trên bàn thờ là vật phẩm “bất khả xâm phạm”. Điều này được giải thích là do quý gia chủ sợ ảnh hưởng đến sự may mắn và phạm phải nhiều điều không hay. Do vậy, gia chủ chỉ thực hiện rút tỉa chân nhang vào những dịp quan trọng mà thôi.

Như vậy, “Rút tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng Ông Táo?”.

→ Theo các chuyên gia tâm phong thủy tâm linh thì việc rút tỉa chân nhang nên thực hiện SAU khi cúng Ông Táo là đúng nhất. Vì khi Ông Táo đã về chầu trời thì dọn tỉa bát hương sẽ không phạm phải điều gì cả.

Xem thêm  Chủ tịch Quốc hội: Cần rút ngắn năm đóng BHXH để hưởng lương hưu

Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại, chúng ta đã và đang dần đơn giản hóa các quy chuẩn của ông bà ta ngày xưa. Ngày nay, việc rút tỉa chân hương gia đình nên được thực hiện vào một ngày tốt nào đó trong tháng chạp là được.

Còn TS.KTS Vũ Thế Khanh (TGĐ Liên hiệp khoa học UIA) lại cho rằng, thực tế không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên bao sái ban thờ, rút tỉa chân nhang vào ngày nào để đón Tết.

Khi nào thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm thanh tịnh thì nên lau dọn ngay, hoặc đặt lịch định kỳ bao nhiêu ngày sẽ lau một lần, không nhất thiết cứ phải chờ đến Tết mới lau dọn.

2. Những lưu ý khi rút chân nhang cúng ông Táo

Bát hương ông Táo là ngôi nhà chung của 3 vị Táo Quân, vì vậy việc rút chân hương dọn dẹp bàn thờ cần phải cẩn thận, tỉ mỉ và tuân thủ những quy tắc nhất định:

  • Người thực hiện rút tia ăn mặc lịch sự và thắp hương cầu xin trước rút.
  • Khi có xê dịch tượng Phật, bát hương, bài vị, … nhớ đặt lại vị trí ban đầu và sám hối sau khi đã lau xong.
  • Trong quá trình lau bài vị, bát hương phải giữ cố định rồi lấy khăn sạch lau.

3. Ngày đẹp tỉa chân nhang 2022

Theo chuyên gia phong thuỷ Master Phùng Phương cho biết, công việc dọn dẹp bàn thờ có 2 điều cần phải thực hiện cùng lúc đó là: Lau dọn bàn thờ (hay gọi là bao sái bàn thờ) và rút bớt chân hương (hay còn gọi là tỉa chân nhang).

Xem thêm  Viết đoạn văn miêu tả cảnh sông nước siêu hay Miêu tả cảnh sông nước lớp 5

Thứ tự chính xác của 2 công việc này là tỉa chân nhang trước và dọn dẹp bao sái sau.

Thời điểm thích hợp nhất để thực hiện là trước rằm 15 hoặc trước ngày 23 tháng Chạp. Nếu chọn thời điểm trước rằm, nên dọn dẹp từ ngày 12 tới ngày 14 âm, còn nếu chọn dọn dẹp trước 23 chúng ta sẽ làm từ 19 tới 22.

Khi dọn dẹp bàn thờ, chúng ta cũng cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không làm di chuyển tôn tượng thần tài thổ địa và các bát hương. Các đồ vật còn lại chúng ta có thể di chuyển tùy ý để thuận tiện dọn dẹp.

Theo chia sẻ của Chuyên gia Phong thủy Master Phùng Phương, một lưu tâm quan trọng nữa là không nên bao sái bàn thờ bằng rượu vì rượu có tính âm mạnh và cũng không phù hợp với một số gia đình có bàn thờ phật ở trên bàn gia tiên. Thay vào đó, gia chủ chỉ nên lấy nước ấm hòa với các loại gừng, hồi quế để lau dọn sạch sẽ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Allavida.org.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời