Thể lệ cuộc thi tìm hiểu truyền thống 60 năm ngành Kiểm sát nhân dân Câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu truyền thống 60 năm ngành Kiểm sát nhân dân - Allavida

Thể lệ cuộc thi tìm hiểu truyền thống 60 năm ngành Kiểm sát nhân dân Câu hỏi cuộc thi Tìm hiểu truyền thống 60 năm ngành Kiểm sát nhân dân

Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 60 năm ngành Kiểm sát nhân dân

Ngày 15/1/2020, VKSND tối cao đã ban hành Kế hoạch số 07/KH-VKSTC về tổ chức thi tìm hiểu truyền thống 60 năm ngành Kiểm sát nhân dân, thi viết ‘Chân dung cán bộ Kiểm sát & Bản lĩnh Kiểm sát viên’. Dưới đây là toàn văn Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu truyền thống 60 năm ngành Kiểm sát nhân dân được hoatieu.vn đăng tải.

Quy chế xét đề nghị công nhận sáng kiến trong ngành Kiểm sát

Bộ câu hỏi cuộc thi “Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam” năm 2020

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

– Thông tin, tuyên truyền về lịch sử vẻ vang 60 năm xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

– Thông qua cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến, xây dựng hình ảnh đẹp của cơ quan, đơn vị, người cán bộ Kiểm sát trong công cuộc cải cách tư pháp và trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

– Cuộc thi là dịp để các tầng lớp nhân dân thể hiện tình cảm, niềm tin và mong muốn ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục phát triển vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

– Cuộc thi phải thiết thực, tránh hình thức, bảo đảm tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và sinh viên đang công tác, học tập trong ngành Kiểm sát nhân dân.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, lực lượng vũ trang, công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam.

(Các thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Thư ký không được tham gia dự thi).

III. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Hình thức thi

Bài thi viết sử dụng tiếng Việt, đánh máy trên giấy khổ A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14pt. Bài dự thi không giới hạn số trang, đóng thành quyển.
Ban Tổ chức khuyến khích những bài dự thi được đầu tư công phu về nội dung, trình bày đẹp, sáng tạo về hình thức, sử dụng tranh, ảnh, đồ họa minh họa.

Xem thêm  Bảng lương, biểu đồ lương cơ sở, lương tối thiểu vùng qua các năm Biểu đồ sự thay đổi tiền lương qua các năm

2. Quy định đối với bài dự thi

– Trang 1 ghi các thông tin cá nhân hoặc tập thể tham gia dự thi: Họ và tên (tên khai sinh), tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, tài khoản cá nhân (nếu có). Nội dung bài thi tính từ trang thứ hai.

– Bài thi tập thể tính từ nhóm 7 người trở lên, hoặc cấp phòng và tương đương trở lên.

– Thể lệ cuộc thi được đăng tải trên Báo in và Báo điện tử Bảo vệ pháp luật (baovephapluat.vn) và trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao (vksndtc.gov.vn).

3. Quy định sử dụng bài dự thi và trách nhiệm của tập thể, cá nhân dự thi

3.1. Quy định sử dụng bài dự thi

Ban Tổ chức không trả lại bài đã dự thi. Ban Tổ chức được sử dụng các bài dự thi để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Bài dự thi có thể được đăng trên các ấn phẩm của Báo Bảo vệ pháp luật, được trả nhuận bút theo khung nhuận bút của Báo.

3.2. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân tham gia dự thi

– Chịu trách nhiệm về bản quyền bài thi của mình và quyền liên quan theo quy định của pháp luật. Nếu có tranh chấp, Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm. Hội đồng chấm Giải sẽ không giải quyết các đề nghị về việc thay đổi hoặc bổ sung tên tác giả đối với bài thi đoạt Giải. Nếu phát hiện có vi phạm về Thể lệ sau khi công bố giải thì giải thưởng đó sẽ bị hủy bỏ.

– Tổ chức, cá nhân cam kết thực hiện đúng Thể lệ cuộc thi. Việc gửi bài thi tham gia cuộc thi được xem như tổ chức, cá nhân đã đồng ý với các quy định của Thể lệ cuộc thi.

4. Thời hạn và nơi nhận bài dự thi

4.1. Thời hạn

Ban Tổ chức bắt đầu nhận bài dự thi từ ngày 03/02/2020. Hạn cuối nhận bài dự thi hết ngày 31/5/2020 (tính theo dấu bưu điện).

4.2. Nơi nhận bài dự thi

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấm giải tập thể chính xác, khách quan, Ban Tổ chức giải đề nghị gửi bài dự thi theo tập thể như sau:

– Đối với các đơn vị trong ngành Kiểm sát: Các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát Quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương tổ chức nhận bài thi của cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị mình, sau đó gửi về Ban Tổ chức giải.

Xem thêm  Top 10 bài tả đồ chơi gấu bông hay và ngắn gọn Tả con gấu bông em yêu thích

– Đối với các đơn vị ngoài ngành Kiểm sát: tổ chức nhận bài thi của cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị mình, sau đó gửi về Ban Tổ chức giải.

– Đối với bài dự thi của cá nhân: gửi trực tiếp về Ban Tổ chức giải.

Địa chỉ Ban Tổ chức giải: Báo Bảo vệ pháp luật – Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Địa chỉ: số 9, phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Lưu ý: ngoài phong bì, hoặc bưu phẩm ghi rõ: Bài dự thi “Tìm hiểu truyền thống 60 năm ngành Kiểm sát nhân dân”. Chi tiết liên hệ: Đồng chí Vũ Mạnh Hà, Phó Tổng Biên tập Báo Bảo vệ pháp luật, điện thoại: 0936265979. Email: timhieu60namksnd@gmail.com

IV. CÂU HỎI CUỘC THI

Câu hỏi 1: Cán bộ kiểm sát phải “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, anh/chị hiểu lời dạy này của Bác Hồ như thế nào?

Câu hỏi 2: Khái quát quá trình hình thành và phát triển 60 năm của ngành Kiểm sát nhân dân?

Câu hỏi 3: Chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, ngành Kiểm sát nhân dân đã đạt được những thành tựu nổi bật và vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng những phần thưởng cao quý nào?

Câu hỏi 4: Anh/chị hãy kể tên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao qua các thời kỳ? Hiểu biết của anh/chị về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đầu tiên?

Câu hỏi 5: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên; cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014?

Câu hỏi 6: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các giai đoạn tố tụng được quy định tại những điều luật nào của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015? Trình bày nội dung các điều luật đó?

Câu hỏi 7: Anh/chị hãy cho biết, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định như thế nào về trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác phòng, chống tội phạm tham nhũng; trong hợp tác quốc tế về thu hồi tài sản tham nhũng?

Câu hỏi 8: Trong thời gian gần đây, vụ án tham nhũng lớn nào đã thu hồi toàn bộ số tiền thất thoát của Nhà nước từ các đối tượng phạm tội? Cảm nhận của anh/chị về việc thi hành pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng (trong đó có Viện kiểm sát nhân dân) thông qua giải quyết vụ án này?

Câu hỏi 9: Phương châm công tác của ngành Kiểm sát nhân dân hiện nay là “Đoàn kết, đổi mới – Trách nhiệm, kỷ cương – Thực chất, hiệu quả”, anh/chị hiểu như thế nào về nội dung này?

Xem thêm  Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở

Câu hỏi 10: Anh/chị lựa chọn viết một trong những nội dung sau:

– Một nhân tố điển hình trong ngành Kiểm sát nhân dân;

– Một kỷ niệm sâu sắc với ngành Kiểm sát nhân dân;

– Nêu những ý kiến tâm huyết, đề xuất giải pháp thiết thực góp phần xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.

(Bài viết không quá 1.800 từ, nếu là nhân tố điển hình phải là người thật, việc thật, không hư cấu).

V. CƠ CẤU GIẢI

1. Giải tập thể

Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi kèm theo tiền thưởng:

– 01 giải Nhất trị giá: 35 triệu đồng

– 03 giải Nhì, mỗi giải trị giá: 25 triệu đồng

– 05 giải Ba, mỗi giải trị giá: 15 triệu đồng

– 05 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá: 05 triệu đồng

2. Giải cá nhân

Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi kèm theo tiền thưởng:

– 01 giải Nhất trị giá: 25 triệu đồng.

– 02 giải Nhì, mỗi giải trị giá: 15 triệu đồng.

– 03 giải Ba, mỗi giải trị giá: 10 triệu đồng.

– 10 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá: 02 triệu đồng.

VI. THÔNG BÁO KẾT QUẢ CUỘC THI VÀ TRAO THƯỞNG

Sau khi có kết quả chấm thi, Ban Tổ chức sẽ thông báo trên Báo in, Báo điện tử Bảo vệ pháp luật và Trang tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Tổng kết và trao giải vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân (26/7/1960 – 26/7/2020).

Ngoài những giải thưởng trên, Ban Tổ chức sẽ trao một số giải thưởng cho đơn vị (tương đương cấp Vụ của Bộ, ngành Trung ương; hoặc sở, ngành của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có nhiều bài dự thi nhất; người dự thi cao tuổi nhất, ít tuổi nhất, người dự thi có hoàn cảnh đặc biệt; giải thưởng cho nhân vật điển hình trong bài dự thi đạt giải; bài dự thi cung cấp được những tư liệu quý, mới nhất về ngành Kiểm sát nhân dân; hoặc đề xuất những giải pháp thiết thực, sâu sắc về xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Người nhận giải thưởng có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời