Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 8 Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường trung học cơ sở - Allavida

Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II – Chuyên đề 8 Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường trung học cơ sở

Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II – Chuyên đề 8 được hoatieu.vn sưu tầm và giới thiệu trong bài viết này nhằm giúp quý thầy cô có nhiều tài liệu tham khảo về chuẩn chức danh nghề nghiệp. Mời các bạn tham khảo.

Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II – Chuyên đề 7

Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II – Chuyên đề 9

Chuyên đề 8: THANH TRA, KIỂM TRA VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

I. THANH TRA, KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Thanh tra chuyên ngành các nội dung liên quan đến hoạt động dạy học và giáo dục ở trường trung học cơ sở

1.1. Thanh tra và thanh tra giáo dục

Thanh tra là một chức năng của nhà nước, là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện và bảo đảm quyền dân chủ. Nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện các quyết định của mình và thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức, cá nhân. Thanh tra có vai trò phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

Có nhiều cách định nghĩa về thanh tra. Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998) thì: Thanh tra là kiểm soát, xem xét việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp.

Định nghĩa trên về khái thanh tra đã bao hàm cả ý nghĩa là hoạt động kiểm soát nhằm ngăn chặn những điều trái quy định. Là hoạt động gắn liền với quản lý nhà nước, nên thanh tra mang tính chất quyền lực nhà nươc, có tính độc lập tương đối và được quy định bởi pháp luật. Vì thế có thể hiểu: Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Theo Điều 3 – Luật Thanh tra 2010:

“Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

“Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”.

Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành có những điểm khác biệt cơ bản như sau:

– Thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính là thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cũng có thể ra quyết định và thành lập đoàn thanh tra. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành là chánh thanh tra bộ, chánh thanh tra sở, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trong trường hợp xét thấy cần thiết, Bộ trưởng, giám đốc sở cũng có thể ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.

– Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra hành chính bao gồm tất cả các cơ quan thanh tra thực hiện như: Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, thanh tra sở và thanh tra huyện. Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra chuyên ngành do cơ quan thanh tra trong các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Như vậy, chủ thể của hoạt động thanh tra hành chính rộng hơn chủ thể của hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính là cá nhân, tổ chức, cơ quan có mối quan hệ về tổ chức với cơ quan quản lý. Đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. Hoạt động thanh tra hành chính không hướng vào các đối tượng là các doanh nghiệp mà phải hướng vào việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ cũng như hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thực hiện hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực, chuyên môn. Như vậy, đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính là cá nhân, tổ chức, cơ quan trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước. Còn đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý ngành,lĩnh vực, chuyên môn.

Xem thêm  Đề thi học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đề kiểm tra KHTN lớp 6 sách Kết nối tri thức

Phạm vi của hoạt động thanh tra hành chính thông thường là việc thanh tra, đánh giá toàn diện, mọi mặt của đối tượng hoặc thanh tra, đánh giá một mặt của đối tượng. Còn hoạt động thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra trong phạm vi ngành, lĩnh vực, hoạt động chuyên môn.

Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. Thanh tra giáo dục, với tư cách thanh tra chuyên ngành, là phương tiện để giám sát chất lượng giáo dục, là công cụ để thực thi hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục. Thanh tra giáo dục giúp các cấp quản lý nhà nước hoạch định và thực thi chính sách giáo dục. Thanh tra, với tư cách là một hình thức đánh giá, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.

1.2. Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

1.2.1.Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

Theo Điều 14, Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục (sau đây gọi là Nghị định về thanh tra), nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục gồm:

– Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục; biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; sản xuất, quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục.

– Thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục; hoạt động chuyên ngành giáo dục của cơ quan quản lý giáo dục.

– Thực hiện quy chế chuyên môn; mở ngành đào tạo; quy chế đào tạo; quy chế thi cử; thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; in, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

– Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ chính sách đối với người học.

– Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục.

– Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.

– Tổ chức quản lý, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ.

– Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

– Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục.

Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục đối với các cấp quản lý giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động giáo dục được quy định cụ thể tại Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể là:

a) Đối với sở giáo dục và đào tạo

Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các sở giáo dục và đào tạo (GDĐT) tập trung vào các nội dung:

– Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

– Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục.

Xem thêm  Đề thi thử Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 2 năm học 2021-2022 Đề thi hương Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2

– Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục.

– Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị giáo dục.

– Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; hoạt động liên kết đào tạo, mở ngành đào tạo, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục theo thẩm quyền.

– Chỉ đạo và thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thực hiện chế độ, chính sách đối với người học.

– Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh và đối với cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp theo phân cấp.

– Chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục.

– Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác.

– Quản lý các hoạt động du học tự túc trên địa bàn.

– Chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thống kê, công khai về giáo dục đối với các phòng GDĐT và các đơn vị trực thuộc.

b) Đối với phòng giáo dục và đào tạo

Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các phòng GDĐT tập trung vào các nội dung:

– Tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục.

– Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục.

– Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị giáo dục.

– Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; thực hiện phổ cập giáo dục, chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục theo thẩm quyền.

– Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và thực hiện chế độ, chính sách đối với người học.

– Chỉ đạo và thực hiện các quy định về nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn.

– Chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục.

– Chỉ đạo việc thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác.

– Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thông kê, công khai về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

c) Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và thường xuyên

Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các cơ sở giáo dục tập trung vào các nội dung:

– Tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên bao gồm: ban hành văn bản quản lý nội bộ và phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng bộ máy tổ chức; thực hiện các quy định về công khai trong lĩnh vực giáo dục; công tác kiểm tra nội bộ và việc thực hiện các quy định về tổ chức và hoạt động theo Điều lệ, Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Xem thêm  Công văn 1077/NGCBQLGD-CSNGCB về việc triển khai thực hiện Thông tư số 01, 02, 03, 04 của BGDĐT

– Thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; việc quản lý, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục, thiết bị dạy học và đồ chơi trẻ em.

– Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ, chính sách đối với người học.

– Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động khác.

– Công tác xã hội hóa giáo dục, quản lý dạy thêm, học thêm.

– Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; chấp hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.

– Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác.

– Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

d) Đối với các tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động giáo dục

Hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các các tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động giáo dục tập trung vào các nội dung:

– Thẩm quyền thành lập tổ chức, cho phép hoạt động giáo dục đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục; nội dung quyết định thành lập, cho phép hoạt động giáo dục; đối tác liên kết với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục (nếu có).

– Thực hiện quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục khác.

– Việc tuyển sinh, thực hiện chương trình giáo dục, cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

– Việc thông tin, công khai hoạt động giáo dục và báo cáo về hoạt động giáo dục với cơ quan có thẩm quyền.

1.2.2.Thẩm quyền và đối tượng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

Nghị định về thanh tra cũng đã quy định về thẩm quyền, đối tượng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể như sau:

a) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra chuyên ngành đối với các sở GDĐT; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục.

b) Thanh tra sở giáo dục và đào tạo: Thanh tra chuyên ngành đối với phòng GDĐT, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương.

1.2.3.Nguyên tắc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

Hoạt động thanh tra chuyên ngành về GDĐT phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản sau:

– Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

– Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra.

– Tiến hành thường xuyên, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

– Kết hợp giữa hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra nội bộ, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá nhà giáo và hoạt động thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

………………………..

Trên đây, hoatieu.vn đã đăng tải một phần Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II – Chuyên đề 8, các bạn có thể tải file đầy đủ TẠI ĐÂY. Mời các bạn tham khảo thêm các chuyên đề bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong mục Biểu mẫu Giáo dục – Đào tạo.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời