Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện, mức hưởng phụ cấp khu vực? Quy định mức phụ cấp khu vực mới nhất - Allavida

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện, mức hưởng phụ cấp khu vực? Quy định mức phụ cấp khu vực mới nhất

Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện, mức hưởng phụ cấp khu vực? Bên cạnh lương cứng thì các khoản phụ cấp cũng có ý nghĩa giúp ổn định cuộc sống kinh tế của cán bộ công nhân viên chức.

1. Phụ cấp khu vực là gì?

Phụ cấp khu vực là phụ cấp nhằm bù đắp cho công nhân viên chức, công chức làm việc ở những vùng khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, đi lại, sinh hoạt khó khăn và nhằm góp phần ổn định lao động những vùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi.

2. Điều kiện hưởng phụ cấp khu vực

Điều kiện hưởng phụ cấp khu vực được quy định tại khoản 3 điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch SỐ 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT.

Điều kiện hưởng phụ cấp khu vực là cán bộ, công chức, viên chức phải đang làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.

Các yếu tố tự nhiên để xác định nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu gồm:

  • Yếu tố địa lý tự nhiên như: khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió,… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;
  • Xa xôi, hẻo lánh (mật độ dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xa đất liền…), đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người
  • Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, sình lầy.

3. Mức hưởng phụ cấp khu vực

Khoản 3 điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định: Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì.

Xem thêm  Tai nạn lao động là gì? Quy định về tai nạn lao động 2021? Tai nạn lao động theo quy định pháp luật

Mức tiền phụ cấp khu vực được tính theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp khu vực

=

Hệ số

phụ cấp khu vực

x

Mức lương tối thiểu chung

Hiện nay, mức lương tối thiểu chung là 1,49 triệu/tháng

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp khu vực

1

0,1

149.000 đồng

2

0,2

298.000 đồng

3

0,3

447.000 đồng

4

0,4

596.000 đồng

5

0,5

745.000 đồng

6

0,7

1.043.000 đồng

7

1,0

1.490.000 đồng

Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân, mức tiền phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì theo công thức sau:

Mức tiền phụ cấp khu vực

=

Hệ số

phụ cấp khu vực

x

Mức lương tối thiểu chung

x 0,4

Hệ số phụ cấp khu vực đối với từng địa bàn cụ thể được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005.

3. Phụ cấp khu vực có tính thuế TNCN không?

Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Khoản 1 và Khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì các khoản phụ cấp sau không phải chịu thuế TNCN:

– Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

– Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

– Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

– Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

– Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.

– Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

– Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

=> Phụ cấp khu vực không bị tính thuế TNCN

Trên đây, Allavida.org đã trả lời câu hỏi Phụ cấp khu vực là gì? Điều kiện, mức hưởng phụ cấp khu vực? Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động – tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Phụ cấp giáo viên vùng đặc biệt khó khăn
  • Phụ cấp thâm niên vượt khung của giáo viên
  • Độ tuổi nghỉ hưu 2021
  • Sang tên sổ đỏ cho con có mất tiền không?
  • Thủ tục làm sổ đỏ cho đất thổ cư
  • Thủ tục sang tên sổ hồng chung cư

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời