Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân Nhiệm vụ của ban thanh tra nhân dân - Allavida

Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân Nhiệm vụ của ban thanh tra nhân dân

Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân được quy định thế nào? Cùng Allavida.org xin phân tích và gửi đến bạn đọc.

1. Ban thanh tra nhân dân là gì?

Ban thanh tra nhân dân được quy định tại Luật Thanh tra 2010, cụ thể:

Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân

Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được quy định và hướng dẫn theo Nghị định 159/2016/NĐ-CP. Theo đó, Ban thanh tra nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

  • Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;
  • Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;
  • Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;
  • Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;
  • Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;
  • Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

3. Nguyên tắc hoạt động của ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc sau:

Xem thêm  Công chức là gì? Viên chức là gì? Quy định về công chức, viên chức

Ban thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

4. Bầu ban thanh tra nhân dân

Việc bầu thanh tra nhân dân được thực hiện theo Điều 8 Nghị định 159/2016/NĐ-CP:

Điều 8. Bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân

1. Căn cứ vào số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn xác định số lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân mà thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố được bầu.

2. Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố để bầu thành viên Ban thanh tra nhân dân.

3. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu theo sự giới thiệu của Ban công tác Mặt trận và theo đề cử của đại biểu tham dự Hội nghị. Thành viên Ban thanh tra nhân dân được bầu bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định.

4. Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân được tiến hành khi có trên 50% số đại biểu được triệu tập có mặt. Người được trúng cử làm thành viên Ban thanh tra nhân dân phải có trên 50% số đại biểu tham dự Hội nghị tín nhiệm và được lựa chọn theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.

Xem thêm  Đáp án Cuộc thi tìm hiểu về Năm Chủ tịch ASEAN 2021 của Việt Nam Cuộc thi “Hanoi – ASEAN 2021: United we stand – Đoàn kết là sức mạnh”

Trưởng Ban công tác Mặt trận có trách nhiệm báo cáo kết quả bầu cử với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn.

AllAvida vừa gửi đến bạn đọc những nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân, việc bầu thanh tra nhân dân. Ban thanh tra nhân dân giúp thực hiện sự giám sát của người dân đối với việc thực hiện các chính sách pháp luật. Qua đó người dân có thể thực hiện được quyền của mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Chức năng nhiệm vụ của công an xã, phường

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời