Người miền Nam cúng gì thay cá chép? Cách cúng ông Táo ở miền Nam - Allavida

Người miền Nam cúng gì thay cá chép? Cách cúng ông Táo ở miền Nam

Cúng ông Công ông Táo là phong tục có từ lâu đời của Việt Nam, thường được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Do phong tục mà ở mỗi địa phương lại có những cách cúng khác nhau, mâm cúng ông công cũng khác nhau. Người miền Nam cúng gì thay cá chép? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, để giải đáp được mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Allavida.org.

1. Mâm cúng ông Táo miền Nam

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà người dân miền Nam sẽ chuẩn bị mâm cúng ông Táo khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo đồ cúng ông Táo miền Nam mà chúng tôi chia sẻ như sau:

  • Mũ ông Công ông Táo cắt bằng giấy gồm hai mũ có 2 cánh chuồn dành cho Táo ông và một mũ không cánh chuồn dành cho Táo bà.
  • Hương nhang, đèn nến, mâm ngũ quả, lọ hoa tươi.
  • Mâm cỗ mặn (Gà luộc/heo quay, xôi gấc, nem rán, món mặn và rau xào…). Hoặc bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ chay (Hoa, quả, trầu cau, giấy vàng, giấy bạc…). Ngoài ra, ở một số nơi ở miền Nam, họ còn nấu thêm chè xôi hoặc chỉ có mâm trái cây đơn giản.
  • 1 đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen.
  • 1 bộ “cò bay, ngựa chạy” cắt bằng giấy.

Sự khác biệt của lễ cúng ông Công ông Táo miền Nam và lễ cúng ông Táo miền Bắc đó chính là người miền Nam không mua cá chép, không tỉa chân hương (chân nhang), còn người miền Bắc thì có.

Xem thêm  Bảng thống kê các nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học module 4 Đáp án module 4 Cán bộ quản lý

2. Người miền Nam cúng gì thay cá chép?

Người miền nam quan niệm cò và ngựa là hai phương tiện đưa ông Táo về trời nhanh hơn cá chép, ngựa chở Ông Táo đi đường bộ rồi cò chở Ông Táo bay về Trời. Do vậy vào ngày cúng ông Công ông Táo, người dân miền Nam thường mua bộ vàng mã “cò bay, ngựa chạy” thay cho việc cúng cá chép như người dân miền Bắc.

Tục dùng ngựa và cò làm vật cưỡi trong miền Nam bắt nguồn từ nghi thức “xá mã, xá hạc”, tục này theo nghi thức của Đạo giáo và của Phật giáo. Đây là nghi thức được tiến hành sau cùng trong các buổi cúng tế. Người ta gom tất cả các tờ sớ nhét vào ngựa giấy và hạc giấy đã để sẵn trong lễ cúng, rồi đem đốt với ý nghĩa nhờ ngựa và hạc mang sớ đến những nơi cầu cúng trong Tam giới.

Bộ vàng mã cò bay ngựa chựa thường được in trên giấy với nhiều mẫu mã đẹp mắt, không có khung tre và gồm 2 phần khác nhau, một phần dùng trong lễ cúng tiễn và một phần dùng trong lễ rước ông Táo trở về gia chủ vào ngày 30 Tết.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Allavida.org.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời