Nghị án và tuyên án là gì? Quy định pháp luật về nghị án, tuyên án - Allavida

Nghị án và tuyên án là gì? Quy định pháp luật về nghị án, tuyên án

Nghị án và tuyên án là những khái niệm được quy định khi tiến hành xét xử vụ án. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường thắc mắc và không hiểu rõ về nghị án và tuyên án là gì. Do đó, bài viết này Allavida.org sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

1. Nghị án là gì?

Nghị án không có khái niệm được quy định cụ thể như thế nào. Tuy nhiên, ta có thể tạm hiểu nghị án là việc hội đồng xét xử thảo luận và quyết định các vấn đề của vụ án.

2. Quy định pháp luật về nghị án

Căn cứ quy định pháp luật tại Điều 264 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì quy định pháp luật về nghị án như sau:

Điều 264. Nghị án

1. Sau khi kết thúc phần tranh luận, Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án.

2. Chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án. Khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề. Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án.

3. Khi nghị án phải có biên bản ghi lại các ý kiến đã thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử. Biên bản nghị án phải được các thành viên Hội đồng xét xử ký tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

4. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị án đòi hỏi phải có thời gian dài thì Hội đồng xét xử có thể quyết định thời gian nghị án nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa về giờ, ngày và địa điểm tuyên án. Trường hợp Hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà có người tham gia tố tụng vắng mặt vào ngày, giờ và địa điểm tuyên án thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 267 của Bộ luật này.

3. Tuyên án là gì?

Tuyên án có thể hiểu là việc Tòa án sau khi làm việc theo thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định, sau khi phân tích để làm rõ vụ việc thì đưa ra kết quả của việc xét xử đó đối với người vi phạm quy định pháp luật.

Xem thêm  Văn bản dưới luật là gì? Nắm rõ khái niệm văn bản dưới luật

4. Quy định pháp luật về tuyên án

Theo quy định tại Điều 267 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì tuyên án được quy định như sau:

Điều 267. Tuyên án

Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện. Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa nhưng vắng mặt khi tuyên án hoặc vắng mặt trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 264 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử vẫn tuyên đọc bản án.

Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo.

Trường hợp Tòa án xét xử kín theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử chỉ tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án.

Trường hợp đương sự cần có người phiên dịch thì người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án hoặc phần mở đầu và phần quyết định của bản án được tuyên công khai.

5. Sửa chữa, bổ sung bản án khi nào?

  • Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
  • Trường hợp cần sửa chữa, bổ sung bản án theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án.
Xem thêm  Cách mạng 4.0 là gì Tìm hiểu sự phát triển cách mạng công nghiệp 4.0

Trên đây là ý kiến tư vấn của Allavida.org. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật như:

  • Mẫu đơn yêu cầu thi hành án
  • Mẫu đơn xin sao lục bản án

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời