Ngày chính đán là ngày gì? - Allavida

Ngày chính đán là ngày gì?

Tìm hiểu về lễ Chính đán

Ngày Chính đán là ngày gì? Lễ Chính đán là lễ gì trong năm? Bật mí với các bạn đây là một ngày lễ cổ truyền rất quen thuộc với chúng ta. Nếu như vẫn chưa đoán được ngày Chính đán là ngày gì thì hãy cùng tham khảo nội dung sau đây của Hoatieu nhé.

  • Mùng 1 Tết 2022 nên mặc áo màu gì

1. Chính đán là ngày gì?

Sáng mồng Một Tết còn được gọi là ngày Chính đán. Trong ngày này các gia đình chuẩn bị mâm cỗ long trọng để cúng gia tiên. Lễ Chính đán là lễ cúng quan trọng mở đầu năm mới nên được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận.

Ngày mồng Một tháng Giêng là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc Tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.

2. Một số hoạt động trọng ngày Chính đán

Xông đất đầu năm mới 

Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một “khai trương” một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc Tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.

Xem thêm  Top 8 Tả cánh đồng vào buổi sáng ngắn gọn Bài văn tả cánh đồng

Xuất hành và hái lộc

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Tại miền Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

Chúc Tết

Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm một tuổi).

Xem thêm  Hãy miêu tả góc học tập của em lớp 7

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hay về Tết nguyên đán:

  • Ngày đẹp xuất hành đầu năm 2022 Nhâm Dần
  • Lời chúc xông đất đầu năm Nhâm Dần 2022
  • Xem ngày tốt khai trương đầu năm mới 2022 Nhâm Dần

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Allavida.org.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời