Mức lương cơ sở năm 2017 từ ngày 1/7/2017
Mức lương cơ sở áp dụng từ 1/7/2017 là 1.300.000 VNĐ. Đây là nội dung được đề cập tại Nghị Quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ hơn về mức lương năm 2017 và mức đóng BHXH.
Nghị định 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động
Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 mới nhất
Từ 1/7/2017: Tăng lương cơ sở lên 1,3 triệu đồng/tháng
Mức lương cơ sở năm 2017 đã tăng 1.300.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%), đây là mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng.
Trước đây:
– Mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng (được quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ-CP của Chính phủ).
Hiện tại:
– Từ ngày 01/5/2016: Thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng; riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015.
(Theo khoản 1 điều 2 Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội)
Từ ngày 1/7/2017: Mức lương cơ sở sẽ là: 1.300.000 đ/ tháng
(Theo Nghị Quyết 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội)
Chú ý: Đó là mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (Không áp dụng cho lao động làm việc trong DN, tổ chức…)
– Các DN, tổ chức … Phải áp dụng mức lương tối thiểu vùng (Không phải mức lương cơ sở).
Chi tiết xem tại đây: Mức lương tối thiểu vùng mới nhất 2017.
Các DN cũng cần chú ý:
1. Trợ cấp thai sản
“Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
– Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.”
Như vậy: Mức trợ cấp 1 lần: = 2 X 1.210.000 = 2.420.000
Chi tiết xem thêm: Chế độ thai sản 2017
2. Mức lương tối đa đóng BHXH, BHYT
– Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.
– Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa không quá 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy: Mức lương tối đa đóng BHXH, BHYT: = 20 X 1.210.000 = 24.200.000 VNĐ.
Mức lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2017 là 1.300.000 x 20 = 26.000.000 VNĐ.
Chi tiết xem thêm: Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2017.
3. Đối tượng áp dụng mức lương cơ sở năm 2017
Cụ thể như sau:
Mức lương cơ sở này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
(ii) Mức lương cơ sở này dùng làm căn cứ:
– Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng sau đây:
- Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm:
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong số lượng người làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
– Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.
– Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Đối với doanh nghiệp, người lao động thì mức lương cơ sở là một trong những căn cứ để tính tiền hưởng thai sản bảo hiểm xã hội.
Vì mức lương đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở. Do đó, khi mức lương cơ sở tăng lên 1.300.000 VNĐ thì mức lương tối đa đóng bảo hiểm xã hội là 1.300.000 VNĐ x 20 = 26.000.000 VNĐ.
Chuyên mục: Wiki
Thuộc AllAvida.Org