Không nộp phạt vi phạm hành chính 2021 có sao không? Không nộp phạt vi phạm hành chính bị xử lý như thế nào? - Allavida

Không nộp phạt vi phạm hành chính 2021 có sao không? Không nộp phạt vi phạm hành chính bị xử lý như thế nào?

Thoạt nghe qua thì vi phạm hành chính có vẻ “nhẹ nhàng” nên nhiều người “xem nhẹ” nó. Vậy nếu không nộp phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào?

Trong bài viết này, Allavida.org sẽ cung cấp cho bạn đọc các biện pháp mà một người có thể phải chịu khi Không nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật tại VBHN 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 166/2013/NĐ-CP về Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

1. Vi phạm hành chính là gì?

Theo điều 2, VBHN 09/VBHN-VPQH, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm (không xâm phạm các mối quan hệ mà luật hình sự bảo về, không được quy định trong bộ luật hình sự) và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Không nộp phạt vi phạm hành chính có sao không?

Không nộp phạt vi phạm hành chính, muộn nộp phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý như thế nào?

Như định nghĩa ở mục 1, vi phạm hành chính là hành vi vi phạm quản lý nhà nước, do đó bạn sẽ phải chịu hậu quả bất lợi (xử phạt vi phạm hành chính). Nhà nước cho người vi phạm thời gian để người đó tự nguyện thực hiện (10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt trừ trường hợp nộp phạt trực tiếp cho người xử phạt). Hết thời hạn này các bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Do đó sẽ không tồn tại trường hợp “trốn” nộp phạt vi phạm hành chính.

Xem thêm  Ngày quốc tế đàn ông là ngày nào? Tìm hiểu về ngày quốc tế đàn ông

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Không nộp phạt vi phạm hành chính có sao không?” là có. Các bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu thêm tiền chậm nộp phạt

Các biện pháp cưỡng chế:

Chương II Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định có các biện pháp cưỡng chế sau:

  • Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
  • Khấu trừ tiền từ tài khoản
  • Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

Tiền chậm nộp phạt

Theo điều 78 VBHN 09/VBHN-VPQH, nếu quá thời hạn 10 ngày nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp

Ví dụ: Ngày 13/5/2019 bạn bị xử phạt vi phạm hành chính 1.000.000 đồng về lỗi Không thắt dây an toàn 2021. Hết ngày 23/5/2019 sẽ là hết hạn nộp phạt, thời gian chậm nộp phạt của bạn được tính từ ngày 24/5/2019. Đến ngày 24/6/2019 bạn mới nộp phạt thì bạn đã chậm nộp phạt 30 ngày

Xem thêm  Cách lấy lại mật khẩu VssID

Số tiền phạt bạn phải đóng = Số tiền phạt + Số tiền phạt chưa nộp × 0,05% × ngày chậm nộp

= 1.000.000 + 1.000.000 x 0,05% x 30 = 1.015.000 đồng

3. Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị giam giữ không?

Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị giam giữ không? hay Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị bắt không? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Allavida.org xin giải đáp thắc mắc này như sau:

“Giam giữ”, “Bắt” là các từ ngữ được dùng trong vấn đề hình sự. Do đó các bạn chỉ bị “giam giữ”, “Bắt” khi thực hiện các hành vi có dấu hiệu hình sự, tội phạm (xâm phạm các mối quan hệ mà luật hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe, tài sản… và được quy định trong bộ luật hình sự). Bộ luật hình sự 2015 không quy định tội danh “không nộp phạt vi phạm hành chính” và bản thân vi phạm hành chính là hành vi không có dấu hiệu tội phạm.

Nên, không nộp phạt vi phạm hành chính không bị giam giữ, các bạn sẽ phải chịu các biện pháp cưỡng chế và tiền chậm nộp phạt được nêu ra tại mục 2 bài này.

4. Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?

Các bạn có thể chọn 1 trong các cách nộp phạt vi phạm hành chính sau:

  • Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.
  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
  • Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản)
Xem thêm  Thông tuyến bảo hiểm y tế là gì Thông tuyến bảo hiểm y tế: Trái tuyến vẫn hưởng 100% chi phí

Trên đây, Allavida.org đã giới thiệu cho bạn đọc các quy định của pháp luật về các chế tài mà bạn phải chịu khi không nộp phạt vi phạm hành chính. Mời các bạn tham khảo các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan

  • Không nộp phạt vi phạm giao thông có sao không?
  • Lỗi quá tốc độ 2021 phạt bao nhiêu?
  • Lỗi không xi nhan 2021 phạt bao nhiêu?
  • Lỗi quá hạn đăng kiểm 2021 phạt bao nhiêu?
  • Lỗi không mang bảo hiểm xe máy 2021 phạt bao nhiêu?

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời