Khi nào bị tước quyền nuôi con 2022? Cha mẹ bị tước quyền nuôi con khi nào 2022? - Allavida

Khi nào bị tước quyền nuôi con 2022? Cha mẹ bị tước quyền nuôi con khi nào 2022?

Khi nào bị tước quyền nuôi con 2022? Con cái luôn là món quà quý giá đối với cha mẹ. Được nuôi dạy con khôn lớn, trưởng thành vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ đồng thời cũng là niềm hạnh phúc vô bờ đối với bậc làm cha, làm mẹ. Tuy nhiên, không phải cha mẹ luôn luôn có quyền giám hộ, nuôi dạy con cái. Trong một số trường hợp, bậc phụ huynh có thể bị tước quyền nuôi con. Vậy khi nào cha mẹ bị tước quyền nuôi con? Mời bạn đọc tham khảo chi tiết bài viết dưới đây cùng Allavida.org.

Cha mẹ có thể bị Toà án tước quyền nuôi con

1. Khi nào bị tước quyền nuôi con?

Khi nào cha mẹ bị tước quyền nuôi con

Theo quy định tại Điều 85 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có hành vi sau đây có thể bị Toà án tước quyền nuôi con, cụ thể:

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Xem thêm  SKKN: Vận dụng biện pháp trò chơi vào việc dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 4 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 4

Như vậy cha, mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên gồm:

– Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

+ Người thân thích;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

+ Hội liên hiệp phụ nữ.

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có các hành vi vi phạm nêu trên có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức là cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Chính vì vậy có rất nhiều trường hợp cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con cái và bị tước quyền nuôi con.

Xem thêm  Việt vị là gì? Lỗi việt vị trong bóng đá

2. Ngoại tình có bị tước quyền nuôi con?

Cha mẹ có nghĩa vụ mang lại cho con môi trường sống hạnh phúc.

Theo quy định về những trường hợp bị tước quyền nuôi con đã nêu tại phần trên thì ngoại tình không thuộc trường hợp bị tước quyền nuôi con.

Vì vậy, ngoại tình chỉ là căn cứ để Tòa xét xử ly hôn giữa hai bên với nhau.

Tại Khoản 1 Điều 72 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

“Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.”

Do đó cha mẹ có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt. 

Nếu ngoại tình thì nghĩa là cha mẹ đã vi phạm nguyên tắc chung thủy trong hôn nhân đồng thời vi phạm cả nghĩa vụ và quyền giáo dục con tại Luật Hôn nhân và gia đình.

Kết luận, ngoại tình đương nhiên không phải là căn cứ để tước quyền nuôi con nhưng lại là căn cứ khá quan trọng để Tòa án xem xét và ra quyết định giao quyền nuôi con cho ai.

Xem thêm  Bảo lãnh tạm ứng là gì? Quy định của pháp luật về bảo lãnh tạm ứng

3. Tái hôn có bị tước quyền nuôi con không?

Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do kết hôn theo quy định của pháp luật. Vì vậy cha mẹ sau khi ly hôn đều có quyền tái hôn, tìm hạnh phúc, mái ấm mới cho bản thân.

Luật hôn nhân gia đình cũng không có quy định cấm cha mẹ tái hôn được quyền nuôi con, trong các trường hợp bị tước quyền nuôi con cũng không có quy định về tái hôn.

Vì vậy miễn là phụ huynh thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm nuôi dưỡng con cái, tạo cho con môi trường tốt và giáo dục con nên người thì dù tái hôn hay không cũng đều không ảnh hưởng đến quyền nuôi con của họ.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin và phân tích về các trường hợp bị tước quyền nuôi con của cha mẹ. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Allavida.org.

  • Điều kiện để có quyền nuôi con khi ly hôn 2022
  • Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con 2022?
  • Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn 2022?

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời