Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 2 Đáp án module 5 Tiểu học - Allavida

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 2 Đáp án module 5 Tiểu học

Tải về

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học lớp 2là mẫu giáo viên phải lập và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học học sinh tiểu học. Dưới đây là một số mẫu dành cho các lớp 2 mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo và tải về để nộp lên hệ thống.

Nộp kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

1. Xác định khó khăn của HS trong hoạt động giáo dục và dạy học

– Khó khăn về giao tiếp

– Khó khăn về vận động

– Khó khăn về viết chữ

– Khó khăn về hòa nhập

– Khó khăn về tập trung học tập

2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ (TV, HT) khó khăn về giao tiếp.

2.1. Mục tiêu

– Giúp HS tự tin khi giao tiếp, hợp tác với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.

– Có cách thức hỗ trợ cụ thể giúp học sinh tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp.

– HS nhận ra được những khó khăn của bản thân trong hoạt động giao tiếp, hợp tác; Xác định những nguyên nhân dẫn đến khó khăn của HS trong giao tiếp, hợp tác.

– Các em tích cực, chủ động, hăng hái học tập, lựa chọn được phương pháp học tập và cải thiện kết quả học tập.

Xem thêm  Tài liệu ôn thi quản lý thị trường 2021 Tài liệu tham khảo ôn thi công chức

2.2. Người thực hiện

GVCN, Tổng phụ trách, GV bộ môn, bạn bè.

2.3. Thời gian Từ tháng 9/2021 đến tháng 1/2022

– Từ tháng 9 -> 10: Rèn cho HS kỹ năng chào hỏi, làm quen

– Từ tháng 11-> 12: Rèn kỹ năng giao tiếp: Biết thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá nhân.

– Từ tháng 12 -> tháng 1/2022: Rèn cho HS mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước đám đông

2.4. Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ

* Nội dung hỗ trợ: Tư vấn, hỗ trợ, đưa ra các biện pháp giúp HS mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Nâng cao khả năng giao tiếp cho HS.

* Cách thức tư vấn, hỗ trợ:

STT

Thời gian

Nội dung

Cách thức tư vấn, hỗ trợ

Dự kiến kết quả đạt được

1

Tháng

9 -> 10

Rèn cho HS kỹ năng chào hỏi, làm quen

– GV hỗ trợ trực tiếp cho HS.

– GV tìm hiểu những khó khăn về giao tiếp của HS để từ đó đưa ra biện pháp phù hợp.

– Tổ chức vào các giờ học nhóm, giờ sinh hoạt lớp… để HS có thời gian chào hỏi, làm quen với bạn bè ( qua việc xử lí tình huống, đóng vai)

– Xây dựng đôi bạn cùng tiến để hs hỗ trợ nhau.

– Kết hợp với gia đình, bạn bè để giúp các em có kỹ năng chào hỏi.

– HS có kỹ năng chào hỏi khi gặp mọi người

– HS dám làm quen khi gặp bạn mới, thầy cô mới.

2

Tháng 11 -> 12

Rèn kỹ năng giao tiếp: Biết thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá nhân.

– GV hỗ trợ trực tiếp cho HS.

– GV tạo nhiều câu hỏi tình huống gần gũi với HS để HS có thể bày tỏ ý kiến cá nhân của mình.

– GV thường xuyên khuyến khích, động viên để HS viết thư bày tỏ ý kiến, chia sẻ những điều mình thắc mắc hoặc chưa biết.

– Kết hợp với gia đình và bạn bè để HS có thể bày tỏ ý kiến cá nhân của mình.

– HS biết trình bày ý kiến cá nhân của mình.

– HS chủ động chia

Sẻ với GV những điều mình còn thắc mắc hoặc chưa biết.

3

Tháng

12->1 /2022

HS mạnh dạn, tự tin chia sẻ trước đám đông

– GV hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho HS.

– GV thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập để HS có thể trình bày trước đám đông như: Các cuộc thi đua trong nhóm, lớp về kể chuyện, âm nhạc, dẫn chương trình rung chuông vàng, tổng kết thi đua tháng…

– Gv thường xuyên động viên, khuyến khích HS để khơi gợi ở các em sự mạnh dạn, tự tin.

– Giúp HS biết tôn trọng kỉ luật, tập thể; Tuân thủ nội quy chung của trường, lớp; Kính thầy mến bạn; Đoàn kết, hỗ trợ; Thân thiện, học hỏi bạn bè…

– Phối hợp với HS: Các bạn động viên, khuyến khích nhau để có thể mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp.

– HS có khả năng trình bày trước nhóm, lớp.

2.5. Phương tiện, điều kiện thực hiện TV, HT

– Cơ sở vật chất: Phòng học, sân trường (máy chiếu, tivi, … )

– Tổ chức các sân khấu trong lớp để HS có thể giao lưu, tự tin trình bày trong các giờ học.

– Cho các em xem các video về giao tiếp để các em học tập và cảm thấy có hứng thú hơn.

2.6. Đánh giá kết quả TV, HT sau khi thực hiện kế hoạch

* Cách đánh giá kết quả:

– Quan sát những thay đổi của học sinh hằng ngày qua giao tiếp với bạn bè, thầy cô.

Xem thêm  Top 12 bài thuyết minh về cái phích nước siêu hay Thuyết minh về cái phích nước lớp 8

– Tổ chức các trò chơi học tập để HS tham gia qua đó GV sẽ đánh giá được sự tiến bộ của Hs ở mức nào.

– HS đạt được những kết quả học tập nhất định, thông qua sự ghi nhận, động viên khích lệ kịp thời của thầy cô, cha mẹ.

* Dự kiến kết quả đạt được:

– HS có hứng thú học tập, kết quả học tập tiến bộ.

– HS chủ động thưa gửi, bày tỏ ý kiến cá nhân.

– HS tự tin, mạnh dạn chia sẻ ý kiến trước đám đông.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời