Hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà
Hiện tại việc triển khai tiêm phòng vắc xin Covid19 mới được triển khai đối với nhóm trẻ lớn từ 12-17 tuổi. Chính vì vậy việc phòng tránh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ trước đại dịch Covid19 là rất cần thiết. Mới đây Sở Y tế Tp HCM đã ban hành Công văn 8728/SYT-NVY TP.HCM 2021 Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0. Trong có nội dung quan trọng về hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà.
- 10 việc F0 cần làm khi cách ly tại nhà
Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.
Hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị covid-19 tại nhà cho trẻ em trên 1 tuổi
Hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà
– Nằm phòng riêng.
– Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi
– Điều trị triệu chứng:
+ Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38.5° C: Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ.
+ Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.
– Uống nhiều nước.
– Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
– Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
– Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
– Theo dõi:
+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.
+ Đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
– Khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng “Y tế HCM” hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe, báo nhân viên y tế khi có dấu hiệu cảnh báo.
Hướng dẫn sử dụng gói thuốc trẻ em điều trị COVID-19 tại nhà (dùng trong 07 ngày):
Độ tuổi trẻ em |
Dạng thuốc |
Liều thuốc mỗi lần |
< 1 tuổi |
Paracetamol bột 80mg |
1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 1 đến dưới 2 tuổi |
Paracetamol bột 150mg |
1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 2 đến dưới 5 tuổi |
Paracetamol bột 250mg |
1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 5 đến 12 tuổi |
Paracetamol viên 325mg |
1 viên x 4 lần/ ngày |
Trên 12 tuổi |
Paracetamol viên 500mg |
1 viên x 4 lần/ ngày |
* Ghi chú: Uống Paracetamol khi sốt trên 38.5°C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.
❖ Dấu hiệu cảnh báo:
■ Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động:
– Sốt > 38°C – Đau rát họng, ho – Tiêu chảy – Trẻ mệt, không chịu chơi |
– Tức ngực – Cảm giác khó thở – SpO2 < 96% (nếu đo được) – Ăn/bú kém |
■ Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã, phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
– Thở nhanh theo tuổi* – Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống
– Cánh mũi phập phồng – Tím tái môi đầu chi
– Rút lõm lồng ngực – SpO2 < 95% (nếu đo được)
* Ghi chú: Thở nhanh theo tuổi: Trẻ 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, 5-12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, > 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Allavida.org.
Chuyên mục: Wiki
Thuộc AllAvida.Org