Đề thi thử Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 4 năm học 2021-2022 Đề thi hương Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 - Allavida

Đề thi thử Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 4 năm học 2021-2022 Đề thi hương Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4

Tải về

Đề thi thử Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 4 năm học 2021-2022 gồm các câu hỏi trong các vòng thi giúp các em học sinh củng cố, rèn luyện các kiến thức đã được học trong sách giáo khoa đồng thời mở rộng, nâng cao kiến thức và bồi dưỡng kiến thức cho học sinh về môn tiếng Việt. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Trạng Nguyên tiếng Việt lớp 4 vòng huyện

Câu hỏi 1

Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ sau:
Thuốc đắng dã tật, sự […] mất lòng.

  • việc
  • tình
  • thật
  • tích

Câu hỏi 2

Từ nào trái nghĩa với từ “nhanh nhẹn” ?

  • thông minh
  • thoăn thoắt
  • cuống quýt
  • chậm chạp

Câu hỏi 3

Từ nào chứa tiếng “nhân” có nghĩa là “lòng thương người”?

  • nhân viên
  • nhân ái
  • nhân tài
  • nhân quả

Câu hỏi 4

Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

  • say sưa
  • trăn trở
  • xinh xắn
  • sâu xắc

Câu hỏi 5

Nhóm từ nào dưới đây là các từ ghép?

  • mặt mũi, lành mạnh
  • đẹp đẽ, bối rối
  • se sẽ, vội vã
  • nhũn nhặn, lúng túng

Câu hỏi 6

Dòng nào dưới đây là các danh từ riêng?

  • Sóc Trăng, hoa, Nghệ An
  • mưa, Việt Nam, nắng
  • Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ
  • Hà Nội, nhà, Nguyễn Huệ

Câu hỏi 7

Từ nào còn thiếu trong câu thơ sau?

“Vàng cơn nắng, … cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.”
(Theo Lâm Thị Mỹ Dạ)

  • đen
  • đón
  • trắng
  • chào
Xem thêm  Bác nông dân đánh trâu ra đồng có mấy từ phức? Bài tập tiếng việt nâng cao lớp 5

Câu hỏi 8

Từ nào dưới đây là động từ?

  • bản đồ
  • tìm hiểu
  • bình minh
  • đại dương

Câu hỏi 9

Từ nào sau đây có nghĩa trái ngược với “nhỏ bé”?

  • nhanh nhẹn
  • chậm chạp
  • bình yên
  • to lớn

Câu hỏi 10

Từ nào sau đây có nghĩa trái với “nhân từ”?

  • nhân ái
  • độc ác
  • hiền hậu
  • đôn hậu

Câu hỏi 11

Từ nào sau đây chứa tiếng “trung” có nghĩa là “ở giữa”?

  • trung thành
  • trung hậu
  • trung tâm
  • trung kiên

Câu hỏi 12

“Tuổi ngọc ngà” được hiểu là gì?

  • Tuổi già
  • Tuổi thơ, tuổi trẻ đẹp đẽ
  • Chỉ tuổi đặc biệt của những người sống xa nhà
  • Chỉ tuổi đặc biệt của những người ở nước ngoài

Câu hỏi 13

Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

  • câu truyện
  • chò truyện
  • trọc lóc
  • chinh triến

Câu hỏi 14

Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ trống:

“Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng […]
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.”
(Xuân Quỳnh)

  • lo
  • buồn
  • nhớ
  • sợ

Câu hỏi 15

“Đại ngàn” được hiểu là gì?

  • Mảnh đất rộng lớn
  • Dòng sông lớn
  • Bức tường lớn
  • Rừng lớn, có nhiều cây to lâu đời

Câu hỏi 16

Đáp nào nào sau đây là tên một trò chơi dân gian?

  • du lịch
  • xây dựng
  • bịt mắt bắt dê
  • phát minh

Câu hỏi 17

Câu văn nào sau đây sử dụng biện pháp so sánh?

  • Bố tôi là công an.
  • Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
  • Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
  • Cánh diều mềm mại như cánh bướm.
Xem thêm  Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22 Danh sách nhận xét đầy đủ các môn theo Thông tư 22

Câu hỏi 18

Từ nào sau đây có nghĩa là “tự hào ra mặt vì cho là mình hơn người khác”?

  • hình thức
  • diện tích
  • diện mạo
  • hãnh diện

Câu hỏi 19

Chọn đáp án thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành thành ngữ sau:
Trọng […] khinh tài

  • thương
  • dụng
  • nghĩa
  • nhân

Câu hỏi 20

Ai là tác giả của bài tập đọc “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”?

  • Đào Vũ
  • Trường Chinh
  • Tô Hoài
  • Nguyễn Quang Sáng

Câu hỏi 21

Từ nào dưới đây là từ láy?

  • bàn ghế
  • chậm chạp
  • phố phường
  • mua bán

Câu hỏi 22

“Im như phỗng” có nghĩa là gì?

  • Không hốt hoảng, sợ hãi.
  • Không động cựa hoặc nói năng gì, như một bức tượng.
  • Không nói khéo để người khác hám lợi mà làm theo.
  • Không có cử chỉ, thái độ nhanh nhảu, vui vẻ khi gặp gỡ.

Câu hỏi 23

Giải câu đố:
Để nguyên chăm chỉ kéo cày
Thêm huyền thành lá bà ăn cau già.
Từ thêm huyền là từ gì?

  • hồng
  • trầu
  • vào
  • cầu

Câu hỏi 24

Thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói về lòng tự trọng?

  • Thẳng như ruột ngựa
  • Thuốc đắng dã tật
  • Đói cho sạch, rách cho thơm
  • Lá lành đùm lá rách

Câu hỏi 25

Tiếng “trung” trong từ nào dưới đây có nghĩa là một lòng một dạ?

  • trung tâm
  • trung thành
  • trung bình
  • trung thu

Câu hỏi 26

Trong khổ thơ sau, đất nước được so sánh với gì?
“Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước…”
(Thanh Hải)

  • vất vả
  • vì sao
  • gian lao
  • phía trước
Xem thêm  Mẫu danh sách người học đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp THCS Danh sách người học đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp THCS

Câu hỏi 27

Chọn đáp án thích hợp để điền vào chỗ trống:

“Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông mặt trời mới
Mãi mãi không còn […].”
(Định Hải)

  • mùa xuân
  • mùa đông
  • mùa thu
  • mùa hè

Câu hỏi 28

Từ nào sau đây miêu tả dáng vẻ “khổ sở, đáng thương”?

  • che chở
  • vĩ đại
  • thảm hại
  • thảm đỏ

Câu hỏi 29

Có bao nhiêu từ viết sai chính tả trong khổ thơ sau?
“Hoa cà phê thơm lắm em ơi
Hoa cùng một điệu với hoa nhài
Trong ngà chắng ngọc, xinh và sáng
Như miệng em cười đâu đây thôi.”
(Theo Xuân Diệu)

  • 3
  • 2
  • 1
  • 4

Câu hỏi 30

Tiếng “sự” có thể ghép được với tiếng nào sau đây để tạo thành từ ngữ?

  • thiệp
  • lịch
  • non

Trên đây là Đề thi thử Trạng nguyên Tiếng Việt cấp huyện lớp 4 năm học 2021-2022 để các em học sinh ôn tập kiến thức.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Allavida.org.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời