Đề thi giữa kì 1 lớp 6 sách Cánh Diều - Tất cả các môn Đề thi lớp 6 giữa HK1 sách Cánh Diều - Allavida

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 sách Cánh Diều – Tất cả các môn Đề thi lớp 6 giữa HK1 sách Cánh Diều

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 sách Cánh Diều – Tất cả các môn: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học…., bao gồm đề thi có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK1. Đề được thiết kế phù hợp với chương trình lớp 6, bộ sách cánh diều và phù hợp với năng lực của học sinh trung học cơ sở. Mời các em tham khảo nhầm ôn luyện đạt kết quả cao nhất trong bài kiểm tra sắp tới.

I. Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều

1. Bảng mô tả câu hỏi đề thi giữa học kì 1 lớp 6 KHTN

Chủ đề

Nội dung

Câu/bài

Mô tả

Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành

Giới thiệu về khoa học tự nhiên

Câu 1

NB: biết các lĩnh vực của khoa học tự nhiên

Câu 2

TH: hiểu vai trò của khoa học tự nhiên

Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành

Câu 3

NB: biết cách sử dụng kính lúp cầm tay

Câu 4

NB: biết cách xử lí khi bị hóa chất dính vào người

Câu 5

TH: hiểu đặc điểm của từng loại kính, lựa chọn loại kính phù hợp để quan sát tế bào

Câu 6

NB: biết các nguyên tắc cần thực hiện để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành

Các phép đo

Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Câu 7

NB: biết cách chọn dụng cụ để đo khối lượng

Câu 8

TH: hiểu về giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất trên thước trong hình

Câu 9

NB: biết cách ước lượng chiều dài của vật để lựa chọn thước đo phù hợp.

Câu 10

NB: biết đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là giây.

Đo nhiệt độ

Câu 11

NB: biết nhiệt độ sôi của nước ở một nhiệt độ xác định

Câu 12

NB: biết nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế thường dùng

Tế bào

Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

Câu 13

NB: biết các thành phần cấu tạo của tế bào

Câu 14

TH: hiểu sự khác nhau của tế bào thực vật và động vật

Câu 15

NB: biết kết quả của sự phân chia tế bào

Câu 16

NB: biết cấu tạo của tế bào nhân thực

Từ tế bào đến cơ thể

Câu 17

NB: biết cấu tạo của sinh vật đơn bào

Câu 18

NB: biết các cấp độ cấu trúc của cơ thể

Đa dạng thế giới sống

Phân loại thế giới sống

Câu 19

TH: hiểu đặc điểm của các giới

Câu 20

NB: biết các bậc phân loại từ thấp đến cao

Các phép đo

Đo chiều dài, khối lượng và thời gian

Đo nhiệt độ

Bài 1

VD: Vận dụng các kiến thức về các dụng cụ đo để lựa chọn các dụng cụ đo phù hợp với các phép đo thường dùng trong đời sống.

Tế bào

Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống

Bài 2.a

NB: Biết các thành phần cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần.

Bài 2.b

TH: Chỉ ra được điểm khác giữa tế bào thực vật với tế bào động vật.

Bài 2.c

VDC: vận dụng các kiến thức để giải thích được vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương nhưng vẫn đứng vững.

Đa dạng thế giới sống

Khóa lưỡng phân

Bài 3.a

TH: dựa vào hiểu biết thực tế nêu được những điểm giống và khác nhau của các sinh vật về môi trường sống, khả năng di chuyển, số chân…

Bài 3.b

VD: Dựa vào những điểm giống và khác tìm được ở trên xây dựng được khóa lưỡng phân để phân chia được các sinh vật thành từng nhóm.

2. Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều

Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

A. Vật lý học.
B. Hóa học và sinh học.
C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.
D. Lịch sử loài người.

Câu 2: Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người.
B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế
D. Bảo vệ môi trường.

Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là

A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát.
B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát.
C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật.
D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.

Câu 4: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?

A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu.
B. Hô hấp nhân tạo.
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó.
D. Rửa sạch bằng nước ngay lập tức.

Câu 5: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kính có độ.
B. Kính lúp cầm tay.
C. Kính hiển vi quang học.
D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Câu 6: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội Quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào.

A. Thước đo.
B. Kính hiển vi.
C. Cân.
D. Kính lúp.

Câu 8: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

A. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
B. Giới hạn đo là 30 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm.
C. Giới hạn đo là 30 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm.
D. Giới hạn đo là 3 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm

Câu 9: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để

A. lựa chọn thước đo phù hợp.
B. đặt mắt đúng cách.
C. đọc kết quả đo chính xác.
D. đặt vật đo đúng cách.

Câu 10: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

A. tuần.
B. ngày.
C. giây.
D. giờ.

Câu 11: Trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là:

A. 100oC.
B. 0oC.
C. 50oC.
D. 78oC.

Câu 12: Nhiệt kế(thường dùng) hoạt động dựa trên

A. sự nở vì nhiệt của chất rắn.
B. sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
C. sự nở vì nhiệt của chất khí.
D. cả 3 phương án trên

Câu 13: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào:

A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.

Câu 14: Thành phần chỉ có trong tế bào thực vật:

A. Nhân.
B. Tế bào chất.
C. Màng sinh chất.
D. Lục lạp.

Câu 15: Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia một lần tạo thành số tế bào con là.

A. 4 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
C. 2 tế bào con.
D. 3 tế bào con

Câu 16. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là

A. có thành tế bào.
B. có chất tế bào.
C. có nhân và các bào quan có màng.
D. có màng sinh chất.

Câu 17: Sinh vật đơn bào là sinh vật được cấu tạo từ

A. hàng trăm tế bào.
B. hàng nghìn tế bào.
C. một tế bào.
D. một số tế bào.

Câu 18: Các cấp độ cấu trúc của cơ thể lần lượt là

A. mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
B. tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.
C. tế bào → mô → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể.
D. cơ thể → cơ quan → hệ cơ quan → tế bào → mô.

Câu 19: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

A. Khởi sinh.
B. Nguyên sinh.
C. Nấm.
D. Thực vật.

Câu 20: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới.
B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới
C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài.
D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới.

Phần 2: Tự luận (6,0 điểm)

Bài 1: (1,5 điểm) Cho các dụng cụ sau: đồng hồ bấm giây, thước dây, kính lúp,kéo, búa, nhiệt kế y tế, thước kẻ, cốc đong, cân khối lượng, ống hút nhỏ giọt.

Bạn An thực hiện một số phép đo sau, em hãy giúp bạn bằng cách lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo sao cho thực hiện dễ dàng và cho kết quả chính xác nhất.

STT Phép đo Tên dụng cụ đo
1 Đo thân nhiệt (nhiệt cơ thể)
2 Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày
3 Đo khối lượng cơ thể
4 Đo diện tích lớp học
5 Đo thời gian đun sôi một lít nước
6 Đo chiều dài của quyển sách
Xem thêm  Bốc bát họ là gì? Bốc bát họ có phạm pháp không? Tìm hiểu về bốc bát họ

Bài 2: (2,5 điểm)

a, Nêu cấu tạo của tế bào thực vật và chức năng của từng thành phần ?

b, Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở điểm nào?

c, Vì sao cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vững?

Bài 3: (2 điểm) Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá.

a. Em hãy xác định các đặc điểm giống và khác nhau ở những sinh vật trên.

b. Dựa vào các đặc điểm trên hãy xây dựng khoá lưỡng phân để phân chia các sinh vật trên thành từng nhóm?

3. Đáp án đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều

Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

– Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm

– Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A C D C D C A A C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A B C D C C C B D A

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Bài Nội dung Điểm

1

(1,5 điểm)

Lựa chọn dụng cụ đo phù hợp cho mỗi phép đo

STT Phép đo Tên dụng cụ đo
1 Đo thân nhiệt (nhiệt cơ thể) Nhiệt kế y tế
2 Đo lượng nước cần pha sữa cho em hàng ngày Cốc đong
3 Đo khối lượng cơ thể Cân khối lượng
4 Đo diện tích lớp học Thước dây
5 Đo thời gian đun sôi một lít nước Đồng hồ bấm giây
6 Đo chiều dài của quyển sách Thước kẻ

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

(2,5 điểm)

a. Cấu tạo của tế bào thực vật gồm:

– Thành tế bào: giúp tế có hình dạng nhất định.

– Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.

– Chất tế bào : có chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

– Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

– Không bào trung tâm: chứa dịch tế bào.

1

b. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có thêm không bào trung tâm,thành tế bào và lục nạp là bào quan quang hợp.

1

c. Vì thành tế bào thực vật được tạo nên từ một chất rất bền gọi là cellulose, đóng vai trò bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. giúp thực vật có thể đứng vững.

0,5

3

(2 điểm)

Đặc điểm
Sinh vật
Khả năng di chuyển Môi trường sống Số chân
Cây khế không Cạn
Con gà Cạn Hai chân
Con thỏ Cạn Bốn chân
Con cá Nước

1

b. Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân

1

II. Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều

Phòng Giáo dục và Đào tạo …

Đề thi Giữa kì 1 – Cánh diều

Năm học 2021 – 2022

Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 6

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”

“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.

“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.

“Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.

Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.

“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?

Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao?

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.

2. Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều

Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.

Câu 2 (0,5 điểm): Tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản: Đánh dấu các lời thoại của nhân vật.

Câu 3 (1 điểm): Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng.

Câu 4 (1 điểm): Có 2 tình huống:

+ Không dựa vào trời, không dựa vào đất mà chỉ dựa vào bản thân, sống tự lập.

+ Vừa phải tự lập là chính nhưng cũng rất cần sự trợ giúp của gia đình và người thân khi cần thiết.

Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

– Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.

– Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về đức tính tự lập.

– Triển khai các ý như:

+ Giới thiệu: Đức tính tự lập rất cần thiết trong cuộc sống.

+ Biểu hiện của tự lập: Tự mình đi học; học và làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu, tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, ….

+ Hiện trạng ngày nay: Nhiều bạn thiếu tính tự lập, dựa dẫm, chờ đợi người khác,…cần phê phán.

+ Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ mọi người xung quanh,…

Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.

a. Hình thức:

– Thể loại: Tự sự

– Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3.

– Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

– Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

– Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

b. Nội dung:

– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.

– Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.

+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay, sự việc ngày chia tay, giây phút chia tay, kết thúc buổi chia tay,…

Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,…

III. Đề thi giữa kì 1 Công nghệ lớp 6 sách Cánh Diều

1. Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Công nghệ

Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Tổng % tổng điểm
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH
Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) Số CH Thời gian (phút) TN TL Thời gian (phút)

1.Nhà ở

1.1. Nhà ở đối với con người

2

1,5

1

8

1

1,5

1

2

4

1

13

30

1.2. Xây dựng nhà ở

2

1,5

2

2

2

9

1

1,5

6

1

14

25

1.3. Ngôi nhà thông minh

2

1,5

2

2

2

9

1

2

6

1

14,5

35

2. Bảo quản và chế biến thực phẩm

2.1. Thực phẩm và giá trị dinh dưỡng.

2

1,5

1

1

1

1

4

3,5

10

Tổng

8

6

6

13

6

20,5

3

5,5

20

3

45

100

Tỷ lệ %

20

32,5

40

7,5

50

50

100

100

Tỷ lệ % chung

52,5

47,5

50

50

100

2. Đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ lớp 6 sách Cánh Diều

PHÒNG GD&ĐT …………
TRƯỜNG THCS TT…….

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2021-2022
MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP 6

Thời gian làm bài: 45 phút

A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Ai là người thiết kế bản vẽ ngôi nhà?

A. Chủ nhà.
B. Thợ xây.
C. Kĩ sư vật liệu xây dựng.
D. Kiến trúc sư.

Câu 2. Người đi tới đâu, hệ thống đèn tương ứng tự động bật để chiếu sáng thuộc hệ thống nào trong ngôi nhà thông minh:

A. Hệ thống an ninh, an toàn.
B. Hệ thống chiếu sáng
C. Hệ thống giải trí
D. Hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng.

Câu 3: Khi có nguy cơ mất an toàn, hệ thống an ninh báo cháy và chữa cháy sẽ thông báo cho chủ nhà qua:

A. điện thoại.
B. còi, đèn, chớp.
C. chờ chủ nhà về.
D. đáp án A và B

Câu 4. Sản phẩm được tạo ra bằng cách kết hợp vôi, nước và các chế phẩm nông nghiệp: xơ dừa, vỏ trấu, tre, sợi đay…có thể sử dụng để làm mái, tường và nền nhà, gọi là:

A. thiết bị đảm bảo an toàn.
B. bê tông làm từ động vật.
C. rác thải công trình.
D. bê tông làm từ thực vật.

Câu 5. Vai trò chính của nhà ở đối với đời sống con người là:

A. tiếp khách.
B. bảo vệ con người.
C. chứa đồ.
D. trang trí.

Câu 6. Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối, khỏe mạnh chúng ta cần:

A. ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo.
B. ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm.
C. đảm bảo cân bằng dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn.
D. ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường.

Câu 7. Người đi tới đâu, đèn tự động bật sáng thuộc đặc điểm nào của ngôi nhà thông minh?

A. Tiết kiệm năng lượng.
B. Tính tiện nghi
C. Tính an toàn.
D. Cả A,B,C

Câu 8. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống trong ngôi nhà thông minh:

A. Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh- Hoạt động.
B. Nhận lệnh – Chấp hành- Xử lý.
C. Hoạt động- Xử lý- Chấp hành- Nhận lệnh.
D. Nhận lệnh- Xử lý- Chấp hành.

Câu 9. Còi báo cháy kêu khi phát hiện nồng độ khói trong nhà vượt ngưỡng an toàn thuộc đặc điểm nào của ngôi nhà thông minh ?

A. Tính tiện nghi.
B. Tiết kiệm năng lượng.
C. Tính an toàn cao.
D. Đáp án khác.

Câu 10. Trình tự đúng của các bước xây dựng nhà ở là:

A. chuẩn bị, hoàn thiện, xây dựng phần thô.
B. hoàn thiện, xây dựng phần thô, chuẩn bị.
C. chuẩn bị, xây dựng phần thô, hoàn thiện.
D. Xây dựng phần thô, chuẩn bị, hoàn thiện.

Câu 11. Nhà ở được cấu tạo từ các phần chính là:

A. khung, tường, mái, cửa.
B. móng, sàn, mái, cửa.
C. móng, sàn, khung, tường.
D. móng, sàn, khung, tường, mái, cửa.

Câu 12. Vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đô thị là:

A. cát, đá, thép, xi măng, gạch, gỗ, kính.
B. tre, nứa, rơm, rạ,
C. đất, đá, rơm, rạ.
D. thủy tinh, gốm sứ.

Câu 13. Trong các chất dinh dưỡng sau: đường, đạm, chất khoáng, chất béo, loại nào không cung cấp năng lượng cho cơ thể?

A. Đạm.
B. Chất khoáng.
C. Đường.
D. Chất béo.

Câu 14. Đặc điểm của ngôi nhà thông minh là:

A. tiết kiệm năng lượng.
B. tiện nghi, an toàn, tiết kiệm năng lượng.
C. tiện nghi, dễ lắp đặt.
D. tiện nghi, tiết kiệm năng lượng.

Câu 15. Nhà nổi trên mặt nước, nhà sàn ở miền núi thuộc kiến trúc:

A. kiểu nhà ở đô thị.
B. kiểu nhà ở các khu vực đặc thù.
C. kiểu nhà ở nông thôn.
D. kiểu nhà liền kề.

Câu 16. Việc thiết kế bản vẽ ngôi nhà thuộc bước nào của xây dựng nhà ở?

A. Xây dựng phần thô.
B. Hoàn thiện.
C. Chuẩn bị.
D. Đáp án khác.

Câu 17. Cơm, bánh mì, bún, thuộc nhóm thực phẩm?

A. Giàu tinh bột, đường.
B. Giàu chất đạm.
C. Giàu vitamin, chất khoáng.
D. Giàu chất béo.

Câu 18. Việc sơn trong và ngoài ngôi nhà thuộc bước nào của xây dựng nhà ở:

A. Chuẩn bị.
B. Hoàn thiện
C. Xây dựng phần thô
D. Đáp án khác.

Câu 19. Thịt, cá, tôm, trứng, thuộc nhóm thực phẩm:

A. Giàu chất đạm.
B. Giàu vitamin, chất khoáng.
C. Giàu tinh bột, đường.
D. Giàu chất béo.

Câu 20. Khi phân chia khu vực sinh hoạt trong nhà, phòng ngủ nghỉ thường được bố trí:

A. ở nơi thoáng gió, mát
B. bên trong phòng bếp.
C. khu vực yên tĩnh, riêng biệt.
D. ở nơi đông người qua lại.

B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 21. Trình bày đặc điểm nhà ở của Việt Nam?

Câu 22. Nêu các bước chính xây dựng nhà ở? Khi xây dựng nhà ở, người lao động cần có những trang thiết bị nào khi lao động để đảm bảo an toàn lao động?

Câu 23. Em hãy mô tả ngôi nhà thông minh mơ ước của em?

3. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Công nghệ lớp 6 sách Cánh Diều

A. TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng được 0,25đ.

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D B D B B C B D C C D A B B B C A B A C

B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu hỏi Đáp án Điểm

Câu 21. Đặc điểm nhà ở của Việt Nam. (2đ)

Các phần chính: khung nhà, mái nhà, cửa sổ, sàn nhà, cửa chính, tường nhà, móng nhà.

0,75đ

Các khu vực chính trong nhà: nơi thờ cúng, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh…

0,75đ

Tính vùng miền.

0,5đ

Câu 22: Các bước chính khi xây dựng nhà ở? Khi tham gia xây dựng nhà ở người lao động cần có trang thiết bị gì để đảm bảo an toàn lao động?(2đ)

Các bước chính khi xây dựng nhà ở:

+ Thiết kế

+ Thi công

+ Hoàn thiện

0,5đ

0.5đ

0.5đ

– Để đảm bảo an toàn lao động người lao động cần trang bị các thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, găng tay, giày, dây bảo hộ, kính, giàn giáo an toàn,….

0,5đ

Câu 23: Mô tả ngôi nhà thông minh mơ ước. (1đ)

– HS mô tả ngôi nhà có ít nhất 2/3 đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

IV. Đề thi giữa kì 1 Tin học lớp 6 sách Cánh Diều

1. Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Tin học

MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KỲ I

MÔN: TIN HỌC 6 – NH: 2021 – 2022

Cấp độ

Tên bài

Học/chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dung

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

CHỦ ĐỀ A:

MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

BÀI 1: THÔNG TIN – THU NHẬN THÔNG TIN

Hiểu được cách thu nhận thông tin

Phân biệt sự khác nhau giữa thông tin, dữ liệu và vật mang thông tin

Vận dụng cho ví dụ minh họa

Tổng số

Điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0, 5 điểm

5%

0,5 câu

1,5 điểm

15%

0,5 câu

1,5 điểm

15%

2 câu

3,5 điểm

35%

BÀI 2: LƯU TRỮ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Hiểu được các thành phần của hoạt động xử lý thông tin

Tổng số

Điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0, 5 điểm

5%

1 câu

0,5 điểm

5%

BÀI 3: MÁY TÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN

Biết hạn chế lớn nhất máy tính hiện nay

Tổng số

Điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0, 5 điểm

5%

1 câu

0, 5 điểm

5%

BÀI 4: BIỂU DIỄN VĂN BẢN TRONG THÔNG TIN

Biết cách biểu diễn thông tin trong máy tính

– Diễn tả được thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit

Tổng số

Điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0, 5 điểm

5%

1 câu

1,5 điểm

15%

2 câu

2 điểm

20%

BÀI 5: DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH

Vận dụng tính được dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A

Tổng số

Điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0, 5 điểm

5%

1 câu

0, 5 điểm

5%

CHỦ ĐỀ B: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

BÀI 1: KHÁI NIỆM VÀ LỢI ÍCH MẠNG MÁY TÍNH

Hiểu được khái niệm mạng máy tính

Tổng số

Điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0, 5 điểm

5%

1 câu

0, 5 điểm

5%

BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN MẠNG MÁY TÍNH

Biết được các thành phần của mạng máy tính

Tổng số

Điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0,5 điểm

5%

1 câu

0, 5 điểm

5%

BÀI 3: MẠNG CÓ DÂY VÀ KHÔNG DÂY

Biết được mạng có dây

Giải thích được Internet lại sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển

Tổng số

Điểm:

Tỉ lệ %

1 câu

0,5 điểm

5%

1 câu

1,5 điểm

15%

2 câu

2,0 điểm

20%

Tổng số câu

5

3,5

1,5

1

11

Tổng số

Điểm:

Tỉ lệ %

5 câu

3, 5 điểm

35 %

3,5 câu

3,0 điểm

30 %

2 câu

2,0 điểm

20 %

0,5 câu

1,5 điểm

15 %

11 câu

10 điểm

100%

2. Đề thi giữa kì 1 Tin học lớp 6 sách Cánh Diều

PHÒNG GD & ĐT…………..

TRƯỜNG THCS…………..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: TIN HỌC KHỐI LỚP 6

Họ và tên HS:………………………………

Lớp: …………

Chữ ký của GV coi: …………………

Số phách:……………..

Điểm

Nhận xét

Chữ kí của GV chấm: ………………

Số phách:

I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu em cho là đúng

Câu 1: Trình tự của quá trình xử lí thông tin là:

1. Nhập (INPUT) → Xuất (OUTPUT) → Xử lý; B. Nhập → Xử lý → Xuất;

2. Xuất → Nhập → Xử lý ; D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 2: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây?

A. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp;

B. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học;

C. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu;

D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.

Câu 3: Hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay:

A. Không có khả năng tư duy như con người

B. Chưa nói được như người

C. Khả năng lưu trữ còn hạn chế

D. Kết nối Internet còn chậm.

Câu 4: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:

A. Hình ảnh

B. Văn bản

C. Âm thanh

D. Dãy bit

Câu 5: Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A?

A. 8192

B. 8129

C. 8291

D. 8000

Câu 6: Mạng máy tính là:

A. Tập hợp các máy tính

B. Mạng Internet

C. Tập hợp các máy tính nối với nhau bằng các thiết bị mạng

D. Mạng LAN

Câu 7: Hãy nêu các thành phần cơ bản của mạng máy tính:

A. Thiết bị kết nối mạng, môi trường truyền dẫn, thiết bị đầu cuối và giao thức truyền thông

B. Máy tính và internet

C. Máy tính, dây cáp mạng và máy in

D. Máy tính, dây dẫn, modem và dây điện thoại

Câu 8: Mạng không dây được kết nối bằng

A. Bluetooth

B. Cáp điện

C. Cáp quang

D. Sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại…

TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm) Phân biệt sự khác nhau giữa thông tin, dữ liệu và vật mang thông tin? Cho ví dụ minh họa?

Câu 2: (1,5 điểm) Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit?

Câu 3: (1,5 điểm)

Em hãy giải thích tại sao Internet lại sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển?

3. Đáp án đề thi giữa kì 1 Tin học lớp 6 sách Cánh Diều

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Đúng mỗi câu 0,5 điểm, sai ghi 0 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

D

A

C

A

D

Giải thích câu 5:

40(GB)=40.1024=40960(MB)

Vậy thì đĩa cứng 40GB có thể chứa được 40960:5=8192 (cuốn sách) có dung lượng thông tin xấp xỉ như cuốn sách A.

PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1: 3,0 điểm

– Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.

– Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.

– Vật mang thông tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin

1,5 điểm

* Ví dụ: Cho tấm bảng sau

+ Hình ảnh trên có chữ, số: Dữ liệu

+ Đi đến địa điểm du lịch: Thông tin

+ Tấm bảng: Vật mang thông tin

1,5 điểm

Câu 2:

1,5 điểm

+ Máy tính không hiểu ngôn ngữ tự nhiên nên không thể hiểu trực tiếp ngôn ngữ của con người.

+ Máy tính gồm các mạch điện tử chỉ gồm 2 trạng thái là đóng mạch và ngắt mạch.

+ Chỉ cần dùng 2 kí hiệu là 0 và 1 người ta có thể biểu diễn mọi thông tin trong máy tính, phù hợp với tính chất có 2 trạng thái của các mạch điện tử trong máy tính.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 3:

1,5 điểm

Internet lại sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển bởi vì :

+ Internet làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến, đa dạng và phát triển như điều khiển từ xa, chế tạo tên lửa, chữa bệnh, đào tạo từ xa, …

+ Thúc đẩy việc truyền bá thông tin và tri thức.

+ Giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lý.

+ Thay đổi nhận thức, cách thức tổ chức, vận hành các hoạt động của xã hội cũng như thay đổi phong cách sống của con người.

+ Giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội.

0,5 điểm

0,25điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

V. Đề thi giữa kì 1 môn Toán 6 sách Cánh Diều

1. Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Toán

Cấp độ Chủ đề Mức 1
(Nhận biết)
Mức 2
Thông hiểu
Mức 3
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL

1. Tập hợp các số tự nhiên.

C1,4: Biết khái niệm về tập hợp, phần tử của tập hợp.

C2,3: Chỉ ra cặp số tự nhiên liền trước và liền sau, giá trị của chữ số trong một số tự nhiên

C(9,10,11): Cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.

C21a,b: Thực hiện được cộng trừ nhân chia STN

C21c: Vận dụng linh hoạt các phép tính trong N.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4 (C1, 2, 3, 4)

1

10%

3 (C9, 10, 11)

0,75

7,5%

2/3 C21

1

10%

1/3 C21

1

10%

8

3,75

37,5%

Thành tố NL

C1, 2, 3, 4 – TD

C9, 10, 11 – GQVĐ

GQVĐ

GQVĐ

2. Tính chất chia hết trong tập hợp số tự nhiên

C5,6: Biết được t/c chia hết của 1 tổng

C7: Biết được thế nào là số nguyên tố.

C8: Biết khái niệm ƯCLN

C12. Hiểu cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố

C13. Hiểu t/c chia hết của 1 tổng

C14. Hiểu quy tắc tìm BCNN

C22: Áp dụng quy tắc tìm ƯCLN vào giải bài toán thực tế.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4(5, 6, 7, 8)

1

10%

3 (12, 13, 14)

0,75

7,5%

1 (C22)

1,5

15%

1(C24)

0,5

5%

9

3,75

37,5%

Thành tố NL

TD

C12,13:GQVĐ

C14 TD

TD-GQVĐ

TD-GQVĐ

3. Một số hình phẳng trong thực tiễn.

C15. Biết được số đo góc trong tam giác cân.

C16. Nhận biết được yếu tố trong hình vuông.

C17,18: Biết công thức tính chu vi hình chữ nhật. Diện tích hình bình hành

C19,20: Nắm được công thức tính diện tích hình thang và chu vi hình bình hành

C23: Áp dụng công thức tính diện tích và chu vi hình chữ nhật để giải bài toán thực tế.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

4 (15,16, 17, 18)

1

10%

2(C19, 20)

0,5

5%

1(C23)

1

10%

7

2,5

25%

Thành tố NL

C15, 16: TD

C17, 18: TD, MHH

C19: GQVĐ

C20: MHH-GQVĐ

MHH-GQVĐ

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

12

3

30%

9 + 2/3

4

40%

1+1/3

2,5

25%

1

0,5

5%

24

10

100%

2. Đề thi giữa kì 1 môn Toán 6 sách Cánh Diều

I: Trắc nghiệm khách quan (4đ). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1: Tập hợp P các số tự nhiên lớn hơn 6 có thể viết là.

A. P ={x ∈ N | x < 7}

B. C. P ={x ∈ N | x > 7}

B. P ={x ∈ N | x 7}

D. P ={x ∈ N | x 7}

Câu 2: Chữ số 5 trong số 2358 có giá trị là.

A. 5000
B. 500
C. 50
D. 5

Câu 3: Chỉ ra cặp số tự nhiên liền trước và liền sau của số 99.

A. (97; 98)
B. (98; 100)
C. (100; 101)
D. (97; 101)

Câu 4: Cho tập A={ 2; 3; 4; 5}. Phần tử nào sau đây thuộc tập A.

A. 1
B. 3
C. 7
D. 8

Câu 5: Tổng 15 + 30 chia hết cho số nào sau đây:

A. 2 và 3
B. 2 và 5
C. 3 và 5
D. 2; 3 và 5

Câu 6: Cho 18 ⁝ x và 7 ≤ x < 18 . Thì x có giá trị là:

A. 2
B. 3
C. 6
D. 9

Câu 7: Trong các số tự nhiên sau số nào là số nguyên tố

A. 16
B. 27
C. 2
D. 35

Câu 8: ƯCLN (3, 4) là:

A. 1
B. 3
C. 4
D. 12

Câu 9: Kết quả phép tính 13 – 5 + 3 là:

A. 11
B. 12
C. 8
D. 10

Câu 10: Kết quả phép tính 18: 32 . 2 là:

A. 18
B. 4
C. 1
D. 12

Câu 11: Kết quả phép tính 24 . 2 là:

A. 24
B. 23
C. 26
D. 25

Câu 12: Số 75 được phân tích ra thừa số nguyên tố là:

A. 2 . 3 . 5
B. 3 . 5 . 7
C. 3 . 52
D. 32 . 5

Câu 13: Cho x ∈ {5, 16, 25, 135} sao cho tổng 20 + 35 + x không chia hết cho 5. Thì x là:

A. 5
B. 16
C. 25
D. 135

Câu 14: BCNN của 2.33 và 3.5 là:

A. 2 . 33 . 5
B. 2 . 3 . 5
C. 3. 33
D. 33

Câu 15: Trong tam giác đều mỗi góc có số đo bằng:

A. 600
B. 450
C. 900
D. 300

Câu 16: Trong hình vuông có:

A. Hai cạnh đối bằng nhau
B. Hai đường chéo bằng nhau
C. Bốn cạnh bằng nhau
D. Hai đường chéo vuông góc

Câu 17:

Cho H.1. Công thức tính chu vi của hình chữ nhật là:

A. C = 4a
B. C = (a + b)
C. C = ab
D. 2(a + b)

Câu 18:

Cho H.2. Công thức tính diện tích của hình bình hành là:

A. S = ab
B. S = ah
C. S = bh
D. S = ah

Câu 19: Cho hình thoi, biết độ dài hai đường chéo là 2cm và 4cm. Thì diện tích hình thoi là:

A. 4
B. 6
C. 8
D. 2

Câu 20: Cho hình bình hành ABCD (H.3). Biết AB = 3cm, BC = 2cm

Chu vi của hình bình hành ABCD là:

A. 6
B. 10
C. 12
D. 5

II. Tự luận

Câu 21: Thực hiện phép tính

a) 125 + 70 + 375 +230

b) 49. 55 + 45.49

c)

Câu 22: Học sinh lớp 6A xếp thành 4; 5; 8 đều vừa đủ hàng. Hỏi số HS lớp 6A là bao nhiêu? Biết rằng số HS nhỏ hơn 45.

Câu 23: Mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng bằng 8m và diện tích bằng 120m2. Tính chu vi mảnh vườn hình chữ nhật đó?

Câu 24: Tìm tất cả các số tự nhiên n thoả mãn 5n + 14 chia hết cho n + 2?

3. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Toán 6 sách Cánh Diều

I. Trắc nghiệm: Từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ĐA D C B B C D C A A A
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
ĐA D C B A A C D C A C

II. Tự luận

Câu Điểm

21

Thực hiện phép tính

a) 125 + 70 + 375 +230 = (125 + 375) + (70 + 230) = 500 + 300 = 800

0,5

b) 49. 55 + 45.49 =49(55+45) =4900

0,5

c)

1

22

Gọi số HS của lớp 6A là x (0<x<45)

0,5

Vì x ⁝ 4, x ⁝ 5, x ⁝ 8 nên x∈ BC(4;5;8)

0,5

BCNN(4;5;8) = 23.5 = 40

Do (0 < x < 45) nên số học sinh của lớp 6A là 40 HS

0,5

23

Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:

120 : 8 = 15 m

Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

2(8+15)= 46 m

0,5

0,5

24

Với mọi n ta có n+2 ⁝ n+2n

nên 5(n+2) =5n+10 ⁝ n+2 =>5n+14=5n+10+4 ⁝ n+2 khi 4 chia hết cho n+2 do đó n+2 thuộc Ư(4) ={1,2,4}

Giải từng trường hợp ta được: n= 0;2

0,5

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời