Đáp án tự luận Vật lý module 4 THPT Câu hỏi tương tác mô đun 4 Vậy lý THPT - Allavida

Đáp án tự luận Vật lý module 4 THPT Câu hỏi tương tác mô đun 4 Vậy lý THPT

Tải về

Đáp án tự luận Vật lý module 4 THPT gồm những câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai khi học tập module 4. Mời các thầy cô tham khảo để hoàn thành việc tập huấn mô đun 4 tốt nhất.

Đáp án modul 4 môn Vật lý: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học bao gồm các câu hỏi tự luận giáo viên phải hoàn thành và các câu hỏi tự luận, câu hỏi tương tác sau khi học tập và tập huấn modul 4.

  • Đáp án trắc nghiệm Module 4 THPT – Tất cả các môn

Đáp án mô đun 4 Vật lý Trung học phổ thông

1.1. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì?

  • Khái quát được những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh ở trường
  • Xây dựng được kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (gồm kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục).
  • Xây dựng được kế hoạch giáo dục của cá nhân trong năm học.
  • Xây dựng được kế hoạch bài dạy môn Vật lí theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học
  • Phân tích, đánh giá được kế hoạch bài dạy môn Vật lí thông qua trường hợp thực tiễn (case studies);
  • Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (đối với giáo viên phổ thông cốt cán).

1.2. Phân tích và lấy ví dụ minh họa cụ thể việc thực hiện yêu cầu: “Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường” trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường?

Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của HS và đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhà trường: Kế hoạch giáo dục của nhà trường cần được xây dựng phù hợp đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của HS, bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nhà trường cần lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực HS, phù hợp với đặc điểm HS. Đồng thời khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

– Ví dụ: Trường tôi điểm đầu vào thấp so với các trường bạn nhưng các em rất thích các hoạt động trải nghiệm, các cuộc thi sáng tạo nên tổ bộ môn thường tổ chức các cuộc thi STEM để các em hứng thú hơn trong việc học

1.3. Lấy ví dụ về phân phối thời gian thực hiện chương trình một môn học cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện nhà trường nơi thầy cô công tác?

Phân phối thời gian thực hiện chương trình của môn Vật ly tại đơn vị tôi: Do học sinh Điểm đầu vào thấp nênxjây dựng phân phối cần kết hợp các tiết ôn tập trước khi kiểm tra đánh giá để học sinh nắm được kiến thức.

2.1. Tính mở của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã gây ra khó khăn/lúng túng gì cho tổ bộ môn trong xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?

Không thống nhất được chương trình với các trường khi thi đề chung.

2.3. Giáo viên có vai trò như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học?

Mỗi GV của tổ chuyên môn đều phải góp phần vào xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ. Trong đó, tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn. Các thành viên khác của tổ dưới sự tổ chức và phân công nhiệm vụ của tổ trưởng sẽ tham gia vào quá trình này. GV tổ bộ môn cần tích cực, chủ động đề xuất các ý tưởng, tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến, phản hồi để hoàn thiện kế hoạch. Sự tham gia của các thành viên tổ chuyên môn sẽ đảm bảo việc xây dựng một kế hoạch có tính thống nhất, sự đồng thuận cao trong việc thiết lập c ác kế hoạch và mục tiêu chung của tổ để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trong năm học.

2.4. Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần thể hiện được các nội dung chính nào? Đâu là nội dung quan trọng nhất?

+ Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ

+ Nội dung khác

Trong đó phần: Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ là quan trọng nhất

2.5. Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn? Tại sao?

Bước 1: Phân tích chương trình để xác định các mạch nội dung theo khối lớp trong chương trình và thời lượng của từng mạch nội dung/ tổng số tiết của chương trình để xác định số tiết cho từng mạnh nội dung.

Xem thêm  Lau tượng Phật bằng nước gì? Cách lau rửa tượng phật đúng cách

– Bước 2: Phân tích các mạch nội dung để xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của từng chủ đề và phân chia thời lượng cho từng chủ đề.

– Bước 3. Xác định thiết bị dạy học

– Bước 4. Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá định kì

– Bước 5. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

– Bước 6. Xây dựng kế hoạch cho các nội dung khác (nếu có)

Khó khăn nhất là bước 4: Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá định kì để chuẩn bị cho kỳ thi THPT QG đề chung

3.2 Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu nào? Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Đảm bảo tính pháp lí: Xây dựng KHGD của giáo viên cần theo đúng các văn bản hướng dẫn của ngành, đảm bảo các điều lệ được quy định, phù hợp và góp phần hiện thực hóa KHGD của nhà trường, của tổ chuyên môn.

– Đảm bảo tính thực tiễn: Mỗi nhà trường phổ thông được đặt trong một bối cảnh khác nhau về tình hình kinh tế xã hội, về tài chính, về nguồn lực và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, khi xây dựng KHGD của cá nhân, GV cần phải phân tích điều kiện thực tế để xác định mục tiêu phù hợp, xác định được phương thức thực hiện khả thi và tìm kiếm nguồn hỗ trợ để thực hiện công việc hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra.

– Đảm bảo sự cụ thể, rõ ràng của nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hành động: Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc thậm chí kế hoạch của từng nhiệm vụ, từng tháng, từng tuần… phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.

– Đảm bảo tính vừa sức: Việc xây dựng KHGD của giáo viên cần đảm bảo tính vừa sức. Tính vừa sức thể hiện ở việc phân tích điểm mạnh, hạn chế và những yếu tố khác của cá nhân GV có ảnh hưởng đến mức độ và tiến độ thực hiện công việc. Vì vậy, thông qua việc lập kế hoạch cá nhân, bao gồm những nội dung chính như: xác định cụ thể những nhiệm vụ cần làm, biện pháp thực hiện công việc và thời hạn hoàn thành công việc sẽ giúp GV nhìn lại tổng thể các nhiệm vụ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ; từ đó ưu tiên việc nào trước, việc nào sau, đệ trình xin giảm bớt nhiệm vụ nào nhằm đảm bảo mục tiêu chung của tổ chuyên môn, của nhà trường.

– Đảm bảo tính khoa học: Xây dựng KHGD của giáo viên là một hoạt động của cá nhân trong hoạt động giáo dục, những kế hoạch được đề ra cần phải dựa trên những nguyên lí, nguyên tắc của khoa học giáo dục, tùy theo từng độ tuổi, từng cấp học khác nhau mà có những lí thuyết khác nhau về hoạt động giáo dục.

– Đảm bảo tính đồng bộ và lịch sử cụ thể: Nguyên tắc này được thể hiện, KHGD của cá nhân GV phải thống nhất với KHGD chung của nhà trường, bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của hoạt động giáo dục, song khâu này là dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá của năm học trước, vì thế, GV cần căn cứ vào tính lịch sử cụ thể của từng năm học để có kế hoạch phù hợp, cũng như huy động các nguồn lực, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế những bất cập của năm học trước và phát huy những điểm mạnh trong năm học tiếp theo.

Tất cả các yêu cầu này đều quan trọng như nhau, do việc xây dựng KHGD của giáo viên cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố như trên

3.3 Trình bày các căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên.

Căn cứ về pháp lý bao gồm các văn bản liên quan như Chương trình tổng thể, Chương trình môn học, Thông tư về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổthông nhiều cấp học; KHGD của nhà trường; KHGD của tổ chuyên môn; kết luận về việc phân công nhiệm vụ năm học mới…

3.4 Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.

Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn: Ở giai đoạn này, GV căn cứ vào căn cứ vào nội dung dạy học của khối lớp được phân công đảm nhận, căn cứ vào phân phối chương trình chung đã được tổ chuyên môn thống nhất để xác định bài học, số tiết, thời điểm dạy học, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học.

(1) Đối với tên gọi, số tiết các bài học và các chuyên đề lựa chọn cũng như trình tự sắp xếp của nó GV xác định dựa trên kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.

Xem thêm  Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa

(2) Để xác định thời điểm dạy học các bài học và chuyên đề lựa chọn, GV cần căn cứ vào: Khung thời gian thực hiện chương trình môn Sinh học (số tiết/tuần) và quy định về thời lượng dành cho môn Sinh học do nhà trường quy định; Thời lượng (số tiết) để dạy bài học/chuyên đề lựa chọn đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Khi xác định thời điểm dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn cần chú ý tránh thời gian tiến hành các bài kiểm tra đánh giá định kì mà đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, thời điểm dạy học đối với các chuyên đề lựa chọn cần được sắp xếp phù hợp với logic nội dung các bài học để thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức của học sinh.

(3) Để xác định thiết bị dạy học, GV căn cứ vào tình hình thiết bị dạy học được mô tả ở phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, căn cứ đặc điểm nội dung bài học, chuyên đề lựa chọn và khả năng của bản thân trong việc thu thập, xây dựng phương tiện dạy học để xác định và liệt kê các phương tiện dạy học phù hợp.

(4) Đối với địa điểm dạy học, GV căn cứ trên đặc điểm nội dung bài học và các ý tưởng dạy học của cá nhân, căn cứ trên đặc điểm phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập được mô tả trong kế hoạch của tổ chuyên môn để xác định và liệt kê địa điểm dạy học.

Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có): Ngoài các nội dung trên, nếu GV được phân công hoặc có dự kiến các nhiệm vụ khác như bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu và tổ chức các hoạt động giáo dục… thì cũng cần xây dựng kế hoạch cho các nội dung này. Không có khuôn mẫu trình bày cho các nhiệm vụ này, tuy nhiên GV cần chú ý đối với kế hoạch cho mỗi nhiệm vụ cần thể hiện được mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm, các phương tiện và lực lượng hỗ trợ, phối hợp (nếu có). Bên cạnh đó, GV có thể dự kiến và thể hiện rõ bằng các số liệu cụ thể về một số nhiệm vụ liên quan khác như: số tiết dự giờ, số tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề…

4.1 Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có vai trò gì trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình giáo dục môn học?

– Kế hoach bài dạy là kịch bản lên lớp của mỗi giáo viên đới với học sinh và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. Xây dựng kế hoạch bài dạy là giai đoạn chuẩn bị lên lớp. Hoạt động này có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của bài dạy.

– Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên, thể hiện ở các khía cạnh cụ thể như sau:

+ Thiết lập môi trường dạy học phù hợp.

+ Định hướng tam lí giảng dạy.

+ Giới hạn các yếu tố liên quan đến chủ đề giảng dạy.

+ Sử dụng hiệu quả kiến thức đã có.

+ Phát triển kỹ năng dạy học.

+ Sử dụng hiệu quả thời gian.

4.2 Tại sao trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ?

trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đây là hệ thống hoạt động có mục đích của giáo viên nhằm đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định

4.3 Trong cấu trúc của một hoạt động dạy học theo phụ lục 4 (công văn 5512), phần b. Nội dung được hiểu như thế nào?

Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh là thực hiện “Học qua làm”. Khung kế hoạch bài dạy theo mẫu tại phụ lục của Công văn 5512 nhằm gợi ý cho giáo viên cách thiết kế các hoạt động để giao cho học sinh “làm để học”. Muốn vậy thì “Câu hỏi” hoặc “Câu lệnh” cần cho học sinh hiểu rõ phải “Làm gì?”, “Làm như thế nào?” và “Làm ra cái gì?”.

Mỗi bài học nhìn chung có 2 hoạt động chính, đó là “Học lý thuyết” (Hoạt động 2: Kiến thức mới) và “Làm bài tập” (Hoạt động 3: Luyện tập). Ngoài ra cần có “Vào bài” (Hoạt động 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu) và “Vận dụng” (Hoạt động 4: Vận dụng). Hoạt động “Vận dụng” được thực hiện sau 1 bài hoặc 1 nhóm bài là “hoạt động mở”, giáo viên đưa ra “Câu hỏi mở” để học sinh thực hiện chủ yếu ở ngoài giờ học trên lớp.

Mục đích của kế hoạch bài dạy là để giáo viên thực hiện hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm đạt được mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; không nhằm mục đích thanh tra, kiểm tra. Việc đánh giá giờ dạy của giáo viên (nếu có) phải được thực hiện trên thực tế dạy học thông qua hoạt động dự giờ, sinh hoạt chuyên môn theo quy định.

Xem thêm  Um nghĩa là gì? Nghĩa của từ Um

4.4 Mời quý thầy/cô nộp Kế hoạch bài dạy để phục vụ thảo luận khi bồi dưỡng trực tiếp.

Thầy cô tải bài soạn Kế hoạch các modun trước vào phần này

4.5 Nghiên cứu kế hoạch bài dạy minh họa (đính kèm) từ đó phân tích, đánh giá theo các tiêu chí tại Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH (theo bảng tiêu chí phân tích đi kèm), nộp bản phân tích, đánh giá lên hệ thống LMS

Kế hạch bài dạy: ĐỘNG NĂNG (Thời lượng 1 tiết)

Kế hoạch và tài liệu dạy học Mức độ chuỗi họạt động học phù hợp với mục tiêu, nội dung PPDH Phát hiện được khi một vật có khối lượng đang chuyển động thì có năng lượng; rút ra được mối liên hệ giữa động năng của vật và công của lực tác dụnglên nó.

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức về động năng để giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản.

Về phẩm chất:

– Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học: Phù hợp, mang tính cập nhật, gần gũi như video, hình ảnh

Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra đánh giá: Phù hợp với việc kết hợp đánh gia tạichỗ, giao về nhà Tổ chức hoạt động học cho HS Mức độ sinh động, hấp dẫn hình thức chuyển giao: Phù hợp, học sinh được làm việc nhiều.

Hoạt động của HS Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ: Được thể hiện thông qua dự kiến sản phẩm học sinh trả lời

Mức độ tích cực chủ động sáng tạo: Phù hợp, thể hiện qua tiến trình dạy học có sựliên hệ thực tế rất gần gũi

Mức độ đúng đắn chính xác các kết quả thực hiện nhiệm vụ: Thể hiện qua việc Gv dựkiến kết quả câu trả lời của HS GV giao các câu hỏi cho học sinh, yêu cầu HS làm vào vở

Mức độ đánh giá của các hoat động là phù hợp với từng nội dung mở đầu, hình thànhkiến thức, luyện tập, vận dụng.

GV nhận xét, bổ sung và xác nhận. GV nhận xét tiết học và định hướng nhiệm vụ học tậpvề nhà.

Tuy nhiên về thời lượng: Phân bố chưa hợp lý

4.6 Thầy (cô) hãy cho biết các ý kiến góp ý của các thành viên tổ chuyên môn trong video tập trung vào những nội dung nào?

Xây dựng kế hoạch dạy học dự án theo chủ đề siêng năng kiên trì định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

– Thời gian hoàn thành nên kéo dài hơn

– Bám sát quy trình dạy học, bám sát CV 5555

– Lên kế hoạch trước để GVBM tham khảo

– Lập nhóm zalo để trao đổi thảo luận

– Góp ý cho kế hoạch dạy học dự án: Các bước xây dựng dự án phù hợp, xác định được phẩm chất năng lực của chủ đề, mức độ phù hợp của thiết bị còn nêu chung chung. Chuẩn bị đầy đủ về công cụ đánh giá

Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục

TRƯỜNG THPT

TỔ: VẬT LÍ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Năm học 2022 – 2023)

1. Khối lớp: 10; Số học sinh: 400 (10 lớp)

2. Khối lớp: 11; Số học sinh: 300 (8 lớp)

3. Khối lớp: 12; Số học sinh: 400 (10 lớp)

STT

Chủ đề (1)

Yêu cầu cần đạt

(2)

Số tiết (3)

Thời điểm (4)

Địa điểm (5)

Chủ trì (6)

Phối hợp (7)

Điều kiện thực hiện (8)

1

Thiết kế xe chuyển động bằng thủy lực (Hội thi trải nghiệm STEM)

– Đưa ra được mô hình thiết kế xe chuyển động bằng thủy lực và giải thích được nguyên tắc hoạt động của nó.

– Chế tạo được xe thủy lực đáp ứng yêu

cầu với 1,5 lít nước đi được quãng đường xa nhất.

4

Tuần 28/tháng 2/2023.

(Sau khi

học xong

kiến thức về định luật bảo toàn động lượng)

Sân trường

Tổ Vật lí

BGH,

Đoàn thanh niên, tổ toán

Chuẩn bị: loa đài để tổ chức, quà để trao giải cho 3 đội; phiếu đánh giá sản phẩm và thành tích các đội. Một số thiết bị dành cho việc gia công: Cưa cắt ống nhựa, thước cuộn, kéo dán ống

Các đội chuẩn bị trước bản vẽ thiết kế và nguyên vật liệu, thiết bị gia công, chế tạo.

Ý tưởng tổ chức:

– Yêu cầu các nhóm dán/treo bản thiết kế lên khu vực bảng tin đẻ thực hiện báo cáo và chấm điểm.

– Các nhóm thực hiện lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm trước vòng chung kết

Thi giữa các nhóm.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời