Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương. Tỉnh Hải Dương đã tổ chức cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến 2021 để nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về các quy định của pháp luật.
Hãy cùng Allavida.org tìm hiểu đáp án của cuộc thi này nhé.
1. Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương
1. Những hoạt động bảo vệ môi trường nào được khuyến khích?
A. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
B. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.
C. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị kinh tế cao tuy có thể gây hại đến môi trường.
D. Câu A, B là câu trả lời đúng.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác phải có trách nhiệm gì?
A. Khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường
B. Bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra
C. Bị xử lý theo quy định của pháp luật
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
3. Theo Luật bảo vệ môi trường quy định cộng đồng dân cư nơi chịu tác động môi trường từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quyền và nghĩa vụ gì?
A. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở
B. Tham gia đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của cơ sở; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật
C. Yêu cầu chủ cơ sở cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; tổ chức tìm hiểu thực tế về công tác bảo vệ môi trường của cơ sở; thu thập, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
4. Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với cơ quan nào?
A. Y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
B. UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú
C. Trung tâm y tế cấp huyện nơi cư trú
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
5. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được?
A. Tiến hành định kỳ hằng năm.
B. Tiến hành thường xuyên, ưu tiên khắc phục ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
C. Tiến hành thường xuyên, ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
D. Tiến hành thường xuyên, ưu tiên hoạt động khắc phục ô nhiễm và bồi thường thiệt hại.
6. Bệnh truyền nhiễm gồm có mấy nhóm?
A. 2 nhóm (nhóm A, nhóm B)
B. 3 nhóm (nhóm A, nhóm B, nhóm C)
C. 4 nhóm (nhóm A, nhóm B, nhóm C, nhóm D)
D.Tất cả đáp án trên đều đúng
7. Trách nhiệm của người bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là?
A. Khai báo trung thực diễn biến bệnh;
B. Tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
C. Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
D.Tất cả đáp án trên đều đúng
8. Luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm những hành vi nào?
A. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
B. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
C. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
9. Theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật
B. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm
C. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
10. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân quản lý các khu vực công cộng?
A. Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý
B. Bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường
C. Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
11. Khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian bao lâu?
A. Trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.
B. Trong thời gian 12 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch
C. Trong thời gian 6 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch
D. Trong thời gian 36 giờ kể từ khi phát hiện bệnh dịch
12. Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức nào?
A. Phát phiếu lấy ý kiến
B. Bỏ phiếu
C. Tổ chức họp cộng đồng dân cư
D. Các câu A, B, C đều đúng
13. Ô nhiễm môi trường là gì?
A. Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
B. Là sự biến đổi tính chất vật lý, hoá học, sinh học của thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, sinh vật và tự nhiên.
C. Là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường
D. Là sự biến đổi của các thành phần môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
14. Bệnh truyền nhiễm là gì ?
A. Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
B. Là bệnh lây truyền trực tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
C. Là bệnh lây truyền gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
D. Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ người sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
15. Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp nào?
A. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
B. Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
C. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
16. Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm nào dưới đây thì phải cách ly?
A. Thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải được cách ly.
B. Thuộc nhóm A phải được cách ly.
C. Thuộc nhóm A và nhóm B phải được cách ly.
D. Thuộc nhóm A, nhóm B và nhóm C phải được cách ly
17. Hình thức cách ly y tế bao gồm?
A. Cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
B. Cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.
C. Cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.
D. Cách lý tại cơ sở khám bệnh
18. Trách nhiệm trong khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân được quy định như thế nào?
A. Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi tiến hành các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
B. Tiến hành biện pháp khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường khi gây ô nhiễm môi trường;
C. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ô nhiễm môi trường mà không tự thỏa thuận được về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
19. Thời điểm nào chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận?
A. Trước khi triển khai dự án, phương án
B. Trong khi triển khai dự án, phương án
C. Sau khi triển khai dự án, phương án
D. Câu A, B là câu trả lời đúng.
20. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch nào dưới đây?
A. Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
B. Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
C. Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng.
2. Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương
Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương được tổ chức thành 2 đợt:
- Đợt 1: Từ 00h00 ngày 01/7 đến 24h00 ngày 31/7
- Đợt 2: Từ 00h00 ngày 15/9 đến 24h00 ngày 14/10
Bài thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm trả lời trong thời gian 20 phút. Mỗi người có 3 lần dự thi
Cách thức tham gia cuộc thi:
Các bạn có thể truy cập 1 trong các website sau và ấn vào banner cuộc thi:
- https://thitimhieuphapluat.haiduong.gov.vn
- http://pbgdpl.haiduong.gov.vn
- http://sotuphap.haiduong.gov.vn
Giải thưởng của cuộc thi gồm:
- Giải nhất 3 triệu (1 giải)
- Giải nhì 2 triệu (2 giải)
- Giải ba 1 triệu (3 giải)
- Giải khuyến khích 500.000 (5 giải)
Trên đây là Đáp án thi Tìm hiểu pháp luật trực tuyến tỉnh Hải Dương mà Allavida.org gửi đến bạn đọc
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Allavida.org.
Các bài viết liên quan:
- Cuộc thi Tìm hiểu về 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
- Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 190 năm thành lập tỉnh Lạng Sơn
- Cuộc thi tìm hiểu 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh
- Đáp án thi Tìm hiểu lịch sử, truyền thống của 75 năm xây dựng Lực lượng vũ trang Thủ đô.
Chuyên mục: Wiki
Thuộc AllAvida.Org