Dân chủ là gì? Khái niệm về dân chủ Quy định pháp luật về dân chủ - Allavida

Dân chủ là gì? Khái niệm về dân chủ Quy định pháp luật về dân chủ

Dân chủ là quyền của nhân dân. Tuy nhiên, người dân không nắm được các quy định pháp luật mà tự làm mất đi quyền tự chủ của bản thân mình. Do vậy, Allavida.org sẽ chia sẻ cho bạn bài viết Dân chủ là gì? Khái niệm về dân chủ để bạn có thể hiểu rõ hơn về quyền dân chủ của mỗi người.

1. Dân chủ là gì?

Dân chủ không chỉ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trưc tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra, dân chủ còn là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

Ngoài ra, dân chủ còn được vận dụng vào các tổ chức chính trị của nhà nước trong các hình thái ý thức xã hội, dân chủ còn tồn tại do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định.

Tuy nhiên, dân chủ lại là thành quả giá trị nhân văn được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất vật chất và cấu kết cộng đồng giữa người với người. Do đó, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một hình thức tồn tại của con người ngay cả khi nhà nước không còn.

Xem thêm  Số định danh cá nhân là gì? Những thông tin cần biết về mã số định danh cá nhân

2. Đặc điểm của dân chủ

  • Dân chủ là hình thức chính phủ trong đó quyền lực và trách nhiệm công dân do công dân trưởng thành trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các đại diện của họ được bầu lên một cách tự do.
  • Các xã hội dân chủ cam kết với các giá trị khoan dung, hợp tác và thỏa hiệp.
  • Dân chủ dựa trên các nguyên tắc đa số cai trị và các quyền cá nhân. Các nền dân chủ chống lại các chính phủ trung ương tập quyền và phi tập trụn hóa chính quyền ở cấp khu vực và địa phương, với nhận thức rằng tất cả các cấp độ chính quyền đều phải được tiếp cận và phải đáp ứng người dân khi có thể.
  • Các nền dân chủ nhận thức rằng một trong những chức năng chính của họ là bảo vệ các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo; quyền được pháp luật bảo vệ bình đẳng và cơ hội được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội
  • Các nền dân chủ thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng cho công dân ở dộ tuổi bầu cử tham gia.
  • Công dân ở một nền dân chủ không chỉ có các quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hệ thống chính trị. Đổi lại, hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ.

3. Ví dụ về dân chủ

  • Đủ 18 tuổi được đi bầu cử
  • Trưng cầu ý kiến người dân trước khi ban hành, sửa đổi một bộ luật mới
  • Người dân được tự do sinh sống, kinh doanh, học tập theo quy định của pháp luật.
  • Các cán bộ tự phê bình trước nhân dân khi mắc khuyết điểm
  • Cơ quan, tổ chức công khai mình bạch các khoản thu chi…
Xem thêm  Kế hoạch giáo dục môn Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch dạy học môn GDCD 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Allavida.org. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Báo cáo tổng kết thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong trường học từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Allavida.org.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời