Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm thanh tra nhân dân Giáo viên kiêm nhiệm thanh tra nhân dân được hưởng chế độ gì? - Allavida

Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm thanh tra nhân dân Giáo viên kiêm nhiệm thanh tra nhân dân được hưởng chế độ gì?

Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm thanh tra nhân dân. Giáo viên kiêm nhiệm thanh tra nhân dân được hưởng chế độ gì? Tại các trường học, do sự cơ cấu thành phần tổ chức, giáo viên sẽ có thể kiêm nhiệm thêm các chức danh khác. Giáo viên kiêm nhiệm thanh tra nhân dân được hưởng các chế độ gì? Cùng Allavida.org tìm hiểu nhé.

1. Giáo viên kiêm nhiệm thanh tra nhân dân được hưởng chế độ gì?

Các chế độ với giáo viên kiêm nhiệm ban thanh tra nhân dân được quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT:

Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường

………..

4. Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm 2tiết/tuần

=> Giáo viên kiêm nhiệm thanh tra nhân dân được giảm định mức tiết dạy 2 tiết/tuần.

2. Ban thanh tra nhân dân trong trường học

Ban thanh tra nhân dân trong trường học được hướng dẫn theo Hướng dẫn 02/HD-CĐN của Công đoàn Giáo dục Việt Nam ngày 30 tháng 01 năm 2018 như sau:

Tổ chức ban thanh tra nhân dân

a) Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành Giáo dục (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) có tổ chức công đoàn cơ sở. Công đoàn cấp trên cơ sở không thành lập ban thanh tra nhân dân, riêng Công đoàn Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo do tính chất đặc thù có thể thành lập ban thanh tra nhân dân.

Xem thêm  Tên địa phương đầu tiên Bác đặt chân đến khi trở về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài?

b) Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoặc hội nghị đại biểu cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là hội nghị CBCCVC) bầu ra. Ban thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do hội nghị người lao động bầu ra. Nhiệm kỳ của ban thanh tra nhân dân là hai năm.

c) Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị có từ 3 hoặc 5 hoặc 7 hoặc 9 thành viên. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sở dự kiến số lượng thành viên ban thanh tra nhân dân và do hội nghị CBCCVC hoặc hội nghị người lao động quyết định.

Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính đặc thù hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh phân tán thì ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định số lượng thành viên ban thanh tra nhân dân phù hợp, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

d) Ban thanh tra nhân dân có trưởng ban và các thành viên. Ban thanh tra nhân dân có từ 5 thành viên trở lên được bầu 1 phó trưởng ban. Ban thanh tra nhân dân có từ 9 thành viên trở lên được bầu 2 phó trưởng ban.

Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của ban thanh tra nhân dân. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp trưởng ban thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên khác của ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng ban.

Xem thêm  Điều kiện để một cá nhân được thành lập doanh nghiệp? Quy định về thành lập doanh nghiệp

Tiêu chuẩn, điều kiện thành viên ban thanh tra nhân dân

a) Thành viên ban thanh tra nhân dân phải là người trung thực, công tâm, có uy tín, có hiểu biết về chính sách, pháp luật, tự nguyện tham gia ban thanh tra nhân dân.

b) Thành viên ban thanh tra nhân dân trong cơ quan, đơn vị phải là người đang làm việc tại cơ quan, đơn vị và không phải là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị này. Người được bầu làm thành viên ban thanh tra nhân dân phải còn thời gian công tác ít nhất bằng thời gian của nhiệm kỳ hoạt động của ban thanh tra nhân dân.

Hoạt động xác minh của ban thanh tra nhân dân

a) Tiếp nhận nhiệm vụ xác minh

– Khi được người đứng đầu cơ quan, đơn vị giao nhiệm vụ xác minh, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu và xác định đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và phạm vi xác minh; địa điểm, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc xác minh.

– Phân công thành viên nghiên cứu nội dung xác minh, các quy định hiện hành của Nhà nước, của cơ quan, đơn vị liên quan đến nội dung xác minh.

b) Tiếp cận bộ phận liên quan

– Trong quá trình thực hiện việc xác minh, ban thanh tra nhân dân được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xem xét làm rõ sự việc được xác minh.

– Trong quá trình xác minh, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, nhà giáo, người lao động cần phải xử lý ngay thì lập biên bản và kiến nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

Xem thêm  Đáp án module 4 môn Khoa học Tiểu học Đáp án trắc nghiệm Khoa học mô đun 4

c) Lập báo cáo xác minh

– Căn cứ các quy định pháp luật của Nhà nước, quy định nội bộ của cơ quan, đơn vị liên quan đến nội dung xác minh, các tài liệu, chứng cứ và thông tin thu thập được để tổng hợp, phân tích, xác định rõ nội dung xác minh đã thực hiện các quy định đến mức nào, vấn đề nào thực hiện đúng, vấn đề nào thực hiện chưa đúng, vấn đề nào thực hiện trái quy định, nguyên nhân vi phạm, đề xuất kiến nghị biện pháp giải quyết.

– Lập báo cáo xác minh và bản kiến nghị biện pháp giải quyết, đề nghị ban chấp hành công đoàn cơ sở xác nhận bản kiến nghị và gửi cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết.

d) Giám sát người đứng đầu xem xét, giải quyết kiến nghị của ban thanh tra nhân dân

– Thực hiện như điểm c khoản 3 mục III của Hướng dẫn này.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời