Bảo hiểm y tế là gì? Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế - Allavida

Bảo hiểm y tế là gì? Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế

Tổng quan chung về bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm đặc biệt, góp phần quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. Bài viết dưới đây Allavida.org sẽ giới thiệu tới các bạn: Tầm quan trọng của việc tham gia Bảo hiểm y tế; Mức đóng Bảo hiểm y tế mới nhất; Mức hưởng BHYT… Mời các bạn tham khảo.

Hướng dẫn báo cấp thẻ BHYT hàng năm cho người lao động

Hướng dẫn báo cấp thẻ BHYT cho HS-SV trên phần mềm EFY-eBHXH

Tra cứu thông tin đóng bảo hiểm xã hội BHXH

1. Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là một loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, bảo hiểm y tế không nhắm tới lợi nhuận, được nhà nước cơ cấu và tổ chức để phục vụ và bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của những người có trách nhiệm tham gia theo quy định của luật bảo hiểm (Xem thêm: điều 2, Luật bảo hiểm y tế).

Theo Luật bảo hiểm Việt Nam, Bảo hiểm y tế là một hình thức bảo hiểm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Bảo hiểm y tế nhà nước không được tổ chức vì lợi nhuận mà là một chính sách xã hội. Nhà nước đứng ra tổ chức Bảo hiểm y tế, bao gồm với những người, cá nhân, tổ chức liên quan. Bảo hiểm y tế nhà nước không nhắm tới mục đích lợi nhuận như bảo hiểm tư nhân.

2. Tầm quan trọng của việc tham gia Bảo hiểm y tế

Việc tham gia BHYT mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là các gia đình có mức thu nhập thấp khi chẳng may đau ốm. Tham gia BHYT thì tùy theo các nhóm đối tượng, được quỹ BHYT thanh toán 100% hoặc 95% hoặc 80% chi phí khám chữa bệnh nội và ngoại trú với các danh mục thuốc và dịch vụ kỹ thuật do Bộ Y tế quy định.

Quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được đảm bảo. Hàng năm, ngành Bảo hiểm Xã hội và Y tế đã có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời từ việc triển khai hợp đồng đến việc tổ chức khám chữa bệnh tại các cơ sở, giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc, phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không phải ai cũng hiểu hết được giá trị của tấm thẻ BHYT. Chỉ tới khi bị bệnh tật, tai nạn, nhất là khi không may bị bệnh nặng, chi phí vượt ngoài khả năng chi trả thì lúc bấy giờ người bệnh mới nghĩ đến giá trị của việc tham gia BHYT. Qua đó cho thấy, nhiều người còn chưa ý thức được quyền lợi được hưởng từ BHYT, hiểu được tầm quan trọng của việc tham gia BHYT.

Xem thêm  U là trời nghĩa là gì? Ý nghĩa của U là trời

BHYT là một chính sách quan trọng để bảo đảm an sinh xã hội, tham gia vào chống đói nghèo do bệnh tật gây ra. BHYT cũng là một nguồn tài chính rất quan trọng dành cho chăm sóc sức khỏe nhất là khi tình hình ngân sách của Nhà nước không đủ để bao cấp hoàn toàn cho chăm sóc sức khỏe. BHYT là sự chia sẻ, cưu mang hữu hiệu nhất giữa người có điều kiện và người khó khăn. BHYT là một giải pháp ưu việt trong một hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Với ý nghĩa đó, mọi người dân, đặc biệt là các bạn đoàn viên thanh niên hãy tích cực đi đầu trong việc tham gia BHYT vì sức khỏe, vì an sinh xã hội, vì hạnh phúc mọi người.

3. Mức đóng Bảo hiểm y tế 2017

3.1. Mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình

Từ ngày 01/7/2017 mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình sẽ có sự thay đổi vì mức luơng cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên 1.300.000 đồng/tháng (Nghị định 47/2017/NĐ-CP mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang). Cụ thể là:

Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/06/2017:

  • Người thứ 1: 653.400 đồng/năm
  • Người thứ 2: 457.380 đồng/năm
  • Người thứ 3: 392.040 đồng/năm
  • Người thứ 4: 326.700 đồng/năm
  • Người thứ 5 trở đi: 261.360 đồng/năm

Từ ngày 01/07/2017 trở đi:

  • Người thứ 1: 702.000 đồng/năm
  • Người thứ 2: 491.400 đồng/năm
  • Người thứ 3: 421.200 đồng/năm
  • Người thứ 4: 351.000 đồng/năm
  • Người thứ 5 trở đi: 280.800 đồng/năm
Xem thêm  Quá cảnh là gì? Chuyến bay quá cảnh là gì?

Theo quy định mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở (tức là 4,5% x 1.300.000 đồng) và HSSV chỉ cần đóng 70% chi phí, còn 30% còn lại sẽ được ngân sách chi trả.

Mức đóng BHYT của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở nhân với số tháng tương ứng với thời hạn sử dụng của thẻ BHYT (Mức lương cơ sở từ 01/07/2017 là 1.300.000 đồng).

3.2. Mức đóng bảo hiểm y tế đối với HSSV

Mức đóng BHYT của HSSV năm học 2017 – 2018 thể hiện theo bảng dưới đây:

STT

Phương thức đóng

Mức đóng

(ĐVT: Đồng)

Nhà nước hỗ trợ

(ĐVT: Đồng)

1

3 tháng

122.850

52.650

2

6 tháng

245.700

105.300

3

9 tháng

368.550

157.950

4

12 tháng

491.400

210.600

5

15 tháng

614.250

263.250

Một số lưu ý:

– Mức đóng trên áp dụng cho đối tượng HSSV đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình;

– Trường hợp HSSV có thẻ BHYT hết hạn sử dụng rơi vào các tháng trong năm 2017 hoặc chưa tham gia BHYT trước đó, nếu HSSV đăng ký tham gia BHYT thì nhà trường có trách nhiệm lập danh sách mua thẻ BHYT cho HSSV những tháng còn lại cho đến 31/12/2017.

– Đối tượng có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đối tượng tham gia nộp tiền đóng BHYT. Riêng HSSV năm cuối thì nhà trường chỉ tổ chức thu tiền đến ngày cuối cùng của tháng kết thúc khóa học.

– Khi tỷ lệ đóng BHYT và mức lương cơ sở có sự điều chỉnh, Cơ quan BHXH sẽ có thông báo cụ thể cho các trường biết để thực hiện, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.

Xem thêm  Dân chủ là gì? Khái niệm về dân chủ Quy định pháp luật về dân chủ

– Đối với HSSV có thẻ BHYT bắt buộc thuộc nhóm đối tượng khác: lưu học sinh; thân nhân của các đối tượng theo quy định pháp luật: Sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân, Cơ yếu, HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo…đã được cấp thẻ BHYT bắt buộc theo quy định của Chính phủ, nhà trường lập danh sách riêng kèm theo bản photocopy thẻ BHYT (còn giá trị) theo dõi và tính chung vào tỷ lệ tham gia của nhà trường để được cấp kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu.

4. Các mức hưởng khi khám, chữa bệnh trái tuyến năm 2017

Trong năm 2017, trường hợp người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014) này theo tỷ lệ như sau:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.
  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú (từ ngày 01/01/2021 sẽ thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước).
  • Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.

Đối với người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời