Bảng lương, biểu đồ lương cơ sở, lương tối thiểu vùng qua các năm Biểu đồ sự thay đổi tiền lương qua các năm - Allavida

Bảng lương, biểu đồ lương cơ sở, lương tối thiểu vùng qua các năm Biểu đồ sự thay đổi tiền lương qua các năm

Lương tối thiểu vùng là gì và mức lương tối thiểu vùng 2022 có tăng không? Đây là vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2022 và biểu đồ lương cơ sở qua các năm trước để bạn đọc có thể tham khảo và đối chiếu.

Chính sách tiền lương luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với người lao động. Vậy trong năm 2022 mức lương tối thiểu của người lao động là bao nhiêu? Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn đọc cùng theo dõi.

1. Lương tối thiểu vùng là gì?

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Là mức lương dùng làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, đảm bảo đủ thời giờ làm việc trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Là cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, mức lương tối thiếu được điều chỉnh tăng dần nhằm đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Xem thêm  Đáp án module 4 môn Giáo dục thể chất THPT (33 câu) Đáp án trắc nghiệm mô đun 4 môn GDTC Trung học phổ thông

2. Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2022 của 63 tỉnh thành

Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng vẫn đang được áp dụng như sau: Vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.

Để tra cứu chi tiết lương tối thiểu vùng 2022, mời các bạn xem tại đây:

  • Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2021 của 63 tỉnh, thành phố

3. Mức lương tối thiểu vùng qua các năm (Từ 2009 – 2022)

Đơn vị: 1000 đồng

Thời gian áp dụng

Vùng I

Vùng II

Vùng III

Vùng IV

Cơ sở pháp lý

2009

800

740 690 650 Nghị định 110/2008/NĐ-CP

Từ 01/01/2010 –

31/12/2010

980

880

810

730

Nghị định

97/2009/NĐ-CP

Từ 01/01/2011 – 30/9/2011

1350

1200

1050

830

Nghị định

108/2010/NĐ-CP

Từ 01/10/2011 – 31/12/2012

2000

1780

1550

1400

Nghị định

70/2011/NĐ-CP

Từ 01/01/2013 – 31/12/2013

2350

2100

1800

1650

Nghị định

103/2012/NĐ-CP

Từ 01/01/2014 – 31/12/2014

2700

2400

2100

1900

Nghị định

182/2013/NĐ-CP

Từ 01/01/2015 – 31/12/2015

3100

2750

2400

2150

Nghị định

103/2014/NĐ-CP

Từ 01/01/2016 – 31/12/2016

3500

3100

2700

2400

Nghị định

122/2015/NĐ-CP

Từ 01/01/2017

3750

3320

2900

2580

Nghị định

153/2016/NĐ-CP

 

Năm 2018

3980

3530

3090

2760

Nghị định 141/2017/NĐ-CP

Năm 2019

4180

3710

3250

2920

Nghị định 157/2018/NĐ-CP

Năm 2020 4420 3920 3430 3070

Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Năm 2021 4420 3920 3430 3070

Nghị định 90/2019/NĐ-CP

Năm 2022 4420 3920 3430 3070

Nghị định 90/2019/NĐ-CP

4. Mức lương cơ sở là gì?

Lương cơ sở là mức lương được áp dụng cho các đối tượng là người làm trong các cơ quan nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hay người phục vụ trong các đơn vị lực lượng vũ trang, người lao động trong làm việc trong các cơ quan, đơn vị của tổ chức chính trị – xã hội (có thể gọi họ là các cán bộ, công chức hay viên chức trong các cơ quan nhà nước). Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. Đồng thời, đây là căn cứ để xác định các mức đóng bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay thất nghiệp cho đối tượng là các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Xem thêm  Em biết đó là yêu khi em tỏ ra vẻ yêu kiều lyrics Lyric Em biết là em xinh không những thế còn thông minh

5. Biểu đồ lương cơ sở qua các năm (Từ 2004 – 2019)

Thời điểm áp dụng

Mức lương cơ sở (đồng/tháng)

Căn cứ pháp lý

Từ 01/10/2004 đến hết tháng 9/2005

290.000

Nghị định 203/2004/NĐ-CP

Từ 01/10/2005 đến hết tháng 9/2006

350.000

Nghị định 118/2005/NĐ-CP

Từ 01/10/2006 đến hết tháng 12/2007

450.000

Nghị định 94/2006/NĐ-CP

Từ 01/01/2008 đến hết tháng 4/2008

540.000

Nghị định 166/2007/NĐ-CP

Từ 01/05/2009 đến hết tháng 4/2009

650.000

Nghị định 33/2009/NĐ-CP

Từ 01/05/2010 đến hết tháng 4/2011

730.000

Nghị định 28/2010/NĐ-CP

Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012

830.000

Nghị định 22/2011/NĐ-CP

Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013

1.050.000

Nghị định 31/2012/NĐ-CP

Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016

1.150.000

Nghị định 66/2013/NĐ-CP

Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017

1.210.000

Nghị định 47/2016/NĐ-CP

Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018

1.300.000

Nghị định 47/2017/NĐ-CP

Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019

1.390.000

Nghị định 72/2018/NĐ-CP

Từ 01/07/2019 – 2022 1.490.000 Nghị quyết 70/2018/QH14

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Allavida.org. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu phiếu lương, Giấy đề nghị tăng lương từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Allavida.org.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời