3 quy định mới từ năm 2022 người mua nhà, xây nhà cần chú ý - Allavida

3 quy định mới từ năm 2022 người mua nhà, xây nhà cần chú ý

Các quy định mới sắp có hiệu lực liên quan đến người xây nhà, mua nhà

Trong năm 2022, các Thông tư, Quyết định sẽ chính thức có hiệu lực kéo theo các quy định mới liên quan đến người mua nhà xây nhà. Sau đây là nội dung chi tiết các quy định mới từ năm 2022 người mua nhà, xây nhà cần chú ý Hoatieu xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.

  • Thủ tục để người lao động được nhận tiền hỗ trợ Tết từ gói 2.400 tỷ trước 20/1/2021

Mới đây Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 20/2021/TT-NHNN và Quyết định 1956/QĐ-NHNN. Trong đó sẽ có một số chính sách hỗ trợ đối với người mua nhà, xây nhà cụ thể như sau:

1. Chỉ được vay tối đa 500 triệu đồng để xây nhà

Ngày 20/01/2022, Thông tư 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2015/TT-NHNN chính thức có hiệu lực với nhiều điều chỉnh liên quan đến chính sách vay vốn để xây dựng mới, sửa chữa nhà ở xã hội.

Cụ thể, Thông tư này quy định khách hàng vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở của mình thì mức vốn cho vay tối đa không quá 500 triệu đồng và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

Trước đây, Thông tư 25 không ấn định mức vay tối đa của khách hàng khi có nhu cầu vay để xây mới, sửa chữa nhà ở.

Xem thêm  Cách đăng ký Content ID Youtube Cách đăng ký bản quyền video trên Youtube

Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội gồm: Người có công với cách mạng; Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo ở thành thị; Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Sĩ quan, hạ sĩ quan công an, quân đội; Cán bộ, công chức, viên chức.

2. Được vay đến 25 năm để xây mới nhà ở

Đây vẫn tiếp tục là một quy định mới của Thông tư 20/2021/TT-NHNN. Cụ thể, Thông tư này quy định khách hàng được vay vốn để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở với thời hạn theo thỏa thuận với ngân hàng, nhưng tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

Trước đây, tại Thông tư 25/2015/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ quy định thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm, không quy định thời hạn vay tối đa.

Về lãi suất cho vay, Thông tư 20 cũng làm rõ quy định: Không vượt quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ, thay vì chỉ quy định không quá 50% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong cùng thời kỳ.

3. Được vay lãi suất 4,8%/năm để mua nhà

Cùng thời điểm với Thông tư 20/2021/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đồng thời tung ra Quyết định 1956/QĐ-NHNN, trong đó ấn định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà theo Thông tư 11/2013 là 4,8%/năm.

Xem thêm  Wibu là gì? Tại sao gọi là Wibu?

Mức lãi suất này vẫn được giữ ổn định như năm 2021, nhưng giảm 0,2% so với năm 2019 và năm 2020.

Theo Thông tư 11/2013, đối tượng được vay vốn từ các ngân hàng thương mại và hưởng mức lãi suất như trên là:

– Cán bộ, công chức, viên chức và người thu nhập thất cần vay vốn để mua nhà ở xã hội; thuê, mua ở nhà thương mại diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2;

– Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở; khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu độ thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán không quá 1,05 tỷ đồng…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của Allavida.org.

Chuyên mục: Wiki

Thuộc AllAvida.Org

Trả lời